Nghiên cứu trao đổi

Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam

Tiêu đề Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam Ngày đăng 2012-11-07
Tác giả Admin Lượt xem 748

Viễn cảnh hội tụ kế toán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn là một quá trình đầy thử thách bởi thực trạng việc vận dụng chuẩn mực của các quốc gia và từng khu vực theo những phương pháp tiếp cận khác nhau. Mặc dù viễn cảnh hội tụ kế toán quốc tế còn nhiều cản trở phải hướng tới để đạt được mục tiêu chung nhưng phải thừa nhận rằng hội tụ kế toán quốc tế là xu thế tất yếu, khách quan trong tiến trình phát triển. Trước tình hình đó, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảy của xu hướng này. Song, Việt Nam cần phải nhận định đúng đắn tình hình để có lộ trình thích hợp, đáp ứng phát triển kinh tế.

1. Tiến trìnhhội tụ kế toán quốc tế

Hội tụ kếtoán quốc tế về cơ bản tiến triển qua các thời kỳ, cụ thể từ 1973 – 1989 làgiai đoạn đầu của hòa hợp kế toán quốc tế khi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế(IASC) được thành lập. Hòa hợp ở giai đoạn này chủ yếu là thu hẹp sự khác biệtkế toán giữa các quốc gia bằng việc áp dụng chuẩn mực kế toán (CMKT) cho phépnhiều sự lựa chọn nhằm thích nghi kế toán ở các quốc gia. Tuy nhiên, chính sự“dễ dãi” này của IASC đã không đáp ứng được thông tin trên báo cáo tài chính(BCTC) cho người sử dụng. Trước sức ép của những người sử dụng thông tin trênBCTC cũng như tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia và các tổ chức trên thế giới,giai đoạn 1989 – 1993, IASC đã có nhiều sự cải thiện đáng kể bằng việc giảm dầnsự lựa chọn các phương pháp, nguyên tắc trong CMKT. Do giảm các lựa chọn nêncác CMKT của IASC đã đảm bảo hơn tính so sánh thông tin trên BCTC. Sau đó, giaiđoạn 1993 – 2001, IASC đã tái cấu trúc để hình thành Hội đồng chuẩn mực kế toánquốc tế (IASB). Mục đích của IASB nhằm phát triển hệ thống chuẩn mực quốc tế vềlập và trình bày BCTC, hình thành kỷ nguyên mới hướng tới hội tụ kế toán toàncầu.

Từ đó đếnnay, quá trình hội tụ kế toán quốc tế ngày càng được sự quan tâm của các tổchức quốc tế về kế toán cũng như các quốc gia trên thế giới. Ngay những năm đầu2005, hệ thống IAS/IFRS đã được áp dụng một cách phổ biến với 65 quốc gia ởChâu Âu, Úc, Nam Phi, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vv… đang thực thiviệc áp dụng. Theo điều tra được thực hiện bởi công ty kiểm toán Deloitte(2010) với 173 quốc gia, kết quả cho thấy 123 quốc gia bắt buộc và yêu cầu ápdụng IAS/IFRS. Nếu so với những năm trước, số lượng các quốc gia áp dụngIAS/IFRS ngày càng gia tăng đáng kể.

2. Thách thứchội tụ kế toán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn

Hội tụ kếtoán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn đầy thử thách, vẫn còn một khoảng cáchnhất định để đạt được mục tiêu chung nhằm xây dựng chuẩn mực quốc tế chất lượngcao. Quá trình đó là bài toán phức tạp và nan giải bởi chúng xuất phát từ nhiềunguyên nhân khác nhau về môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa trong mỗiquốc gia. Do đó, xu thế hội tụ kế toán của một số quốc gia có thể thống nhấttrong chuẩn mực nhưng chưa hoàn toàn nhất quán trong thực tế.

2.1. Liên minhchâu Âu

Từ những năm1995, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu có chiến lược hội nhập kế toán. EU đãáp dụng CMKT quốc tế được IASC ban hành với mục đích thiết lập chuẩn mực đượcchấp nhận bởi thị trường vốn toàn cầu. Tháng 6.2000 EU đã đề nghị các công tyniêm yết lập BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS nhưng từng IAS/IFRS phải được xác nhậnvà thông qua luật tổ chức EU theo qui trình tổ chức riêng biệt. Ngoài ra, tháng3.2011, Tổ chức tư vấn BCTC của EU công bố chi tiết tiến trình hội tụ với IASBvề các nội dung liên quan đến công cụ tài chính, thuê tài chính, điều kiện ghinhận doanh thu và hợp đồng bảo hiểm. Đến 11.2011, Tổ chức này đang chờ thôngqua các IFRS 1, IFRS 9, IFRS 10, IFRS 11, IFRS 12, IFRS 13 và đang chờ chỉnhsửa IAS1, IAS 12, IAS 19, IAS 21, IAS 28 cũng như điều chỉnh IFRS 20.

Như vậy cóthể thấy, về nguyên tắc chung EU áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS tuy nhiên việc EUthông qua từng IAS/IFRS tạo nên hệ thống chưa thật sự đồng bộ so với IAS/IFRSbởi còn một số IAS/IFRS và các hướng dẫn chưa được thông qua. Vì vậy tính thốngnhất trong hệ thống chuẩn mực chưa hoàn chỉnh. Do đó, CMKT của các quốc gia EUcũng khó được nhất quán và điều này dẫn đến việc áp dụng các nguyên tắc, quiđịnh kế toán vào thực tế của các công ty sẽ tạo ra những khác biệt nhất định. 

Để làm sángtỏ những nội dung trên, trong báo cáo của EC về việc thực thi IAS/IFRS của EUđược công bố tháng 10.2007, EC đã sử dụng mô hình với 200 công ty niêm yết của25 quốc gia trong EU của năm 2005 và 2006. Theo kết quả báo cáo, mặc dù cáccông ty đều áp dụng IAS/IFRS hoặc IAS/IFRS-EU (IAS/IFRS được thông qua bởi EU)nhưng các công ty của các quốc gia vẫn có những khác biệt nhất định, cụ thể:BCTC của các công ty trình bày không rõ ràng; thiếu công bố về chính sách kếtoán hoặc có công bố nhưng không phù hợp; những khác biệt trong chính sách kếtoán của các công ty đối với ghi nhận doanh thu; phân loại tài sản tài chính,tài sản tài chính sẵn sàng để bán… Trên cơ sở đó, để tiếp tục đánh giá mức độáp dụng của các công ty trong các quốc gia EU theo thời gian, EC đã phân tích270 BCTC các quốc gia công bố năm 2006 và 2007 trong EU được EC công bố tháng12.2008. Kết quả cho thấy những khác biệt cơ bản vẫn tồn tại trong thực tế trênBCTC của các công ty. Qua tổng kết hai báo cáo của EC, nhìn chung mức độ ápdụng trong thực tế của các công ty trong EU vẫn còn những khác biệt đáng kể.Điều đó phản ánh thực trạng rằng mặc dù áp dụng IAS/IFRS trong cùng khu vựckinh tế EU nhưng mức độ có thể khác nhau ở cấp độ quốc gia và thực tế các côngty.

Ngoài ra, đểnhìn nhận một cách khách quan, một nghiên cứu độc lập của Erlend Kvaal vàChristopher Nobe (2009) đã đánh giá sự khác biệt trong thực tế về chính sách kếtoán của IAS/IFRS của các quốc gia. Nghiên cứu đã sử dụng các BCTC của các côngty “blue chip” của 5 thị trường chứng khoán (TTCK) lớn nhất trong năm 2005 và2006 với 5 quốc gia Úc, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh. Kết quả nghiên cứu chothấy, việc áp dụng IAS/IFRS trong thực tế còn những khác biệt đối với các quốcgia khác nhau. Như vậy, rõ ràng trong thực tế, các quốc gia được sử dụng trongnghiên cứu đã đi ngược lại mục tiêu chung là xây dựng chuẩn mực toàn cầu chấtlượng cao. Hơn nữa, Stefano Cascino (2009), đã phân tích thực nghiệm về sự khácbiệt trong thực tế kế toán của các công ty niêm yết Đức và Ý. Mô hình nghiêncứu chọn mẫu 354 công ty áp dụng IAS/IFRS của Đức và Ý từ năm 1998 đến 2008.Nghiên cứu thực nghiệm đã đi đến kết luận rằng các công ty Đức, Ý áp dụng cácnguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) quốc gia hơn là thực thiIAS/IFRS. Đồng thời, nghiên cứu đã minh chứng sự khác biệt trong thực tế ở mứcđộ quốc gia, khu vực và ngay cả đối với thực tế các công ty.

Có thể thấy,các quốc gia EU vẫn bảo lưu những quan điểm riêng trong hệ thống kế toán khuvực mặc dù EU rất tích cực tham gia quá trình xây dựng IAS/IFRS. Hội tụ kế toánquốc tế còn hình thức của EU do phương pháp tiếp cận riêng của các quốc giatrong cùng khu vực. Mặc dù trên nguyên tắc chung EU áp dụng nguyên bản IAS/IFRSnhưng vấn đề ở chỗ EU không chấp nhận toàn bộ IAS/IFRS mà phê duyệt từng chuẩnmực để áp dụng. Không những thế, thực tế các công ty của các quốc gia trong EUvẫn có những khác biệt đáng kể.

2.2. Mỹ

Hoạt độnghướng tới hội tụ của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính của Mỹ (FASB) từnhững năm 2002 – 2004 phải kể đến là thỏa hiệp Norwalk giữa IASB và FASB đểphát triển chuẩn mực chất lượng cao. Thỏa hiệp đã nhất trí các nội dung cơ bảnlà tiếp tục hợp tác trong tương lai; thực hiện những dự án chung; hạn chế nhữngkhác biệt giữa nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ (US GAAP) vàIAS/IFRS. Tuy nhiên, quá trình hợp tác là một thử thách lớn bởi tính pháp lý,sự can thiệp của các tổ chức thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa… ảnh hưởngnhất định đến lộ trình hội tụ. Một trong những vấn đề gây cản trở đó là hệthống kế toán của Mỹ dựa trên cơ sở các qui định (rules-based) trong khi IAS/IFRSdựa theo các nguyên tắc (priciples-based). Bên cạnh đó, hệ thống kế toán của Mỹthực thi theo các qui định nên được hướng dẫn một cách chi tiết trong khiIAS/IFRS hạn chế những hướng dẫn. Ngoài ra hệ thống kế toán Mỹ bị chi phối bởiluật chứng khoán… Quá trình hội tụ cho thấy còn nhiều vấn đề khó khăn nhất định.

Mặc dù tiếntrình hội nhập gặp những khó khăn nhất định nhưng Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC)đã có những động thái tích cực đối với IAS/IFRS. FASB và SEC đã thảo luận cácvấn đề liên quan đến hội tụ kế toán quốc tế và cũng đã có các buổi họp định kỳgiữa FASB, SEC và IASB để thảo luận hướng phát triển trong thỏa hiệp Norwalk. Ngoài ra, sự hộitụ của Mỹ thông qua SEC đã thấy sự chủ động của Mỹ khi hướng tới hệ thống chuẩnmực quốc tế. Trước đây, các công ty niêm yết sử dụng BCTC khác với Mỹ, khi niêmyết BCTC phải trình bày sự khác biệt lợi nhuận và vốn chủ sở hữu giữa GAAP củaquốc gia báo cáo với US GAAP thông qua mẫu 20F (Form 20F). Thời gian gần đây,tiến trình hội tụ của Mỹ cho thấy SEC đã có những nỗ lực và thiện chí nhấtđịnh, cụ thể:

– Ngày22.4.2005, SEC công bố lộ trình hướng tới hội tụ kế toán quốc tế theo IAS/IFRSbằng việc gỡ bỏ qui định các công ty nước ngoài niêm yết tại TTCK Mỹ có BCTClập theo IAS/IFRS phải điều chỉnh sang US GAAP theo Form 20F.

– Sau đó,ngày 15.11.2007 SEC đã bỏ phiếu thông qua cho phép các công ty nước ngoài niêmyết tại TTCK Mỹ được áp dụng IAS/IFRS. SEC tiến xa hơn bằng việc công bố lộtrình từ 2014 – 2016 các công ty Mỹ sẽ chuyển sang áp dụng IAS/IFRS.

– Đến ngày 27.8.2008,SEC quyết định chấp nhận sử dụng IAS/IFRS và lộ trình này là cơ sở để hìnhthành một chuẩn mực toàn cầu.

– Tháng2.2010 SEC tái khẳng định lộ trình hội tụ trong thời gian đến 2015 – 2016 vàvào tháng 7.2011, Chủ tịch SEC đã tuyên bố ủng hộ xây dựng hệ thống CM kế toántoàn cầu chất lượng cao trên cơ sở các IFRS.

Nhìn chung,sự hội tụ của FASB hướng tới CMKT quốc tế được nhiều người nhận định như phầncòn lại của chuẩn mực toàn cầu. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng việc hội tụ làmột thách thức lớn đối với cả hai tổ chức và hai tổ chức FASB – IASB đang khẩntrương, nỗ lực chạy nước rút cho tiến trình hội tụ và mọi vấn đề vẫn nằm ở phíatrước.

2.3. Úc

Úc đã cónhững bước chuẩn bị nhất định cho việc chuyển đổi từ CMKT Úc sang IAS/IFRS từnăm 2002 và Úc đã chính thức chuyển sang áp dụng IAS/IFRS từ ngày 01.01.2005.Úc là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng IAS/IFRS. Tuy nhiên, Hội đồngchuẩn mực kế toán của Úc (AASB) đã xem xét việc ban hành IAS/IFRS cho riêngquốc gia Úc. Theo đó, CMKT Úc đã có sự chỉnh sửa cho tương thích với môi trườngpháp lý và những đặc điểm riêng biệt để phù hợp với Úc. CMKT Úc không đơn thuầnlà IAS/IFRS mà bản chất đã có sự thay đổi theo hình thức A-IAS/IFRS (IAS/IFRSđã được chuyển đổi theo Úc). Sự điều chỉnh của A-IAS/IFRS bao gồm những thayđổi trong việc lựa chọn được ban hành theo IAS/IFRS và bổ sung những hướng dẫnvà thay đổi một số thuật ngữ khác so với IAS/IFRS. Chính sự điều chỉnh, bổ sungnày dẫn đến A-IAS/IFRS không nhất quán với IAS/IFRS. Việc áp dụng IAS/IFRS theophương pháp trung lập A-IAS/IFRS của Úc đã tạo nên nhiều khác biệt không chỉtrong hệ thống CMKT mà ngay cả khi các công ty áp dụng vào thực tế.

Trong nghiêncứu về việc đo lường giá trị hợp lý, lựa chọn chính sách kế toán của hai quốcgia Anh và Úc, David Cairns et al. (2008) đã sử dụng mô hình 228 công ty và 114công ty tương ứng với mỗi quốc gia  để nghiên cứu trên BCTC những năm2004 – 2006 với 20 khoản mục. Nhìn chung kết quả cho thấy việc thực thiIAS/IFRS của Úc không có sự khác biệt giữa trước và sau khi áp dụng IAS/IFRS.Ngoài ra, trong một nghiên cứu thực nghiệm của Tyrone Carlin, Nigel Finch(2008) nhằm xác định giá trị lợi thế thương mại được thực hiện bởi các công tyÚc áp dụng theo IAS/IFRS trong hai năm 2006 và 2007. Mô hình nghiên cứu đã sửdụng BCTC của 50 công ty niêm yết lớn nhất Úc. Qua thực nghiệm cho thấy, mức độcác công ty ghi nhận về lợi thế thương mại trên bảng cân đối kế toán hầu hếtkhông thỏa mãn yêu cầu. Như vậy, CMKT của Úc hướng tới IAS/IFRS nhưng thực tếBCTC của các công ty không nhất quán. Các công ty không sẵn lòng thực hiện theonhững yêu cầu IAS/IFRS.

Mặc dù Úcchấp nhận toàn bộ chuẩn mực theo IAS/IFRS nhưng Úc vẫn có những điều chỉnh nhấtđịnh cho phù hợp với đặc điểm riêng của quốc gia. Việc xây dựng CMKT quốc gianhư Úc là một hướng tiếp cận riêng, thể hiện chính sách trung lập trong việcthực thi CMKT quốc tế.

2.4. Trung Quốc

Bộ Tài chính(BTC) Trung Quốc bắt đầu thiết lập CMKT từ năm 1988. Cuối năm 1992, BTC đã pháttriển chuẩn mực cơ bản của kế toán cho hoạt động doanh nghiệp (về mặt lýthuyết). Điều này đánh dấu sự kiện trong cải cách kế toán của Trung Quốc, bãibỏ hệ thống kế toán truyền thống và sử dụng chuẩn mực quốc tế. Sau đó, khuônmẫu lý thuyết ban hành năm 1992 được thay thế bởi 16 CMKT và những qui địnhkhác như hệ thống kế toán cho hoạt động doanh nghiệp (ASBE) ban hành 2001. Mụcđích của ASBE là so sánh thông tin tài chính, hạch toán tách biệt giữa thuế vàkế toán, đảm bảo hội nhập với thực hành kế toán được chấp nhận bởi quốc tế. Tuynhiên, trước sức ép hội nhập kinh tế thế giới, Trung Quốc đã chấp nhận xây dựnghệ thống CMKT mới theo hướng hội tụ kế toán quốc tế trên cơ sở IAS/IFRS gồm 38CMKT có hiệu lực từ ngày 1.1.2007. Việc chuyển đổi chuẩn mực Trung Quốc gần vớiIAS/IFRS nhưng chuẩn mực mới không phải là dịch lại theo IAS/IFRS mặc dù vẫndựa trên nền tảng, nguyên tắc cơ bản. Nhìn chung, xét về hệ thống, CMKT TrungQuốc đã hình thành trên nền tảng của IAS/IFRS.

Tuy nhiên,giữa CMKT Trung Quốc và IAS/IFRS có những điểm khác biệt rõ rệt, cụ thể CMKTTrung Quốc không phát triển và áp dụng đầy đủ giá trị hợp lý, yêu cầu công bốcác bên liên quan được chỉnh sửa lại cũng như không thực hiện đánh giá tổn thấttài sản. Trong nghiên cứu của Jean Jinghan Chen and Peng Cheng (2007), về mứcđộ hội tụ của CMKT Trung Quốc và IAS/IFRS trong thực tế đi đến kết luận rằngTrung Quốc chỉ hội tụ về hình thức vì CMKT Trung Quốc được che đậy bên ngoàivới IAS/IFRS nhưng thực chất Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách kế toán doanhnghiệp như trước. Trong nghiên cứu của Tymothy Doupnik, Hector Perera (2007)nhìn nhận rằng phương pháp tiếp cận của Trung Quốc mang tính “đối phó” giữaIAS/IFRS và thực tế. Phương pháp tiếp cận này thực chất chỉ là hội tụ bênngoài, được che đậy bởi hệ thống CMKT quốc tế nhưng thực tế Trung Quốc khôngvận dụng theo những nguyên tắc chuẩn mực mà vẫn thực thi chính sách kế toándoanh nghiệp. Qua đó cho thấy, một thời gian dài Trung Quốc đã vận dụng “chiếnthuật” nhằm thích ứng dần với những cải cách trong hệ thống kế toán quốc gia.Bản chất thận trọng vẫn được quan tâm trong việc thực thi chính sách kinh tếtoàn cầu.

Trước sức épngày càng gia tăng từ các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong hội nghị nhóm cácquốc gia phát triển (G20) được tổ chức tại London tháng 4.2009, theo đó TrungQuốc phải xây dựng lộ trình hội tụ đầy đủ CMKT quốc tế. Trong báo cáo dự thảocủa Ngân hàng thế giới được công bố tháng 10.2009 về lộ trình và tiếp tục hộitụ đầy đủ giữa ASBE với IAS/IFRS. Theo báo cáo, nhìn chung ASBE về cơ bản đãđáp ứng hội tụ CMKT quốc tế nhưng CMKT phải được hội tụ một cách toàn diện vàđầy đủ. Đồng thời, ASBE cam kết giai đoạn chuyển đổi từ 2009 đến kết thúc 2011và đã lên chương trình cơ bản cho lộ trình hội tụ đầy đủ.

Gần đây, BTCTrung Quốc tuyên bố quốc gia này áp dụng đầy đủ theo IFRS nhưng có một số loạitrừ. Đồng thời BTC cho biết tất cả các công ty có qui mô lớn và vừa sẽ phải ápdụng theo CMKT từ năm 2012.

Nhìn chung,hội tụ kế toán quốc tế là hướng đi tích cực của các quốc gia trên thế giới.Những ích lợi từ việc sử dụng ngôn ngữ kinh tế chung toàn cầu đã giải quyếtđược bài toán thống nhất thông tin trình bày trên BCTC của các quốc gia, đápứng xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Nhiều quốc gia và khu vực kinh tế thế giớiđang hướng tới chuẩn mực quốc tế và tích cực ủng hộ, tham gia, chung tay gópsức trong việc xây dựng chuẩn mực quốc tế thành chuẩn mực toàn cầu chất lượngcao. Tuy nhiên, viễn cảnh hội tụ kế toán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn làcả một quá trình đầy thử thách bởi thực trạng việc vận dụng chuẩn mực quốc tếvào chính các quốc gia và từng khu vực theo những phương pháp tiếp cận khácnhau, điển hình có khu vực kinh tế như EU áp dụng thống nhất IAS/IFRS nhưngtừng chuẩn mực phải được thông qua tổ chức; có quốc gia áp dụng nguyên bảnIAS/IFRS như Úc nhưng có chỉnh sửa, bổ sung thể hiện chính sách trung lập trongquá trình thực thi; có quốc gia áp dụng IAS/IFRS mang tính hình thức như TrungQuốc, được thể hiện bên ngoài là IAS/IFRS nhưng thực tế vẫn thực thi chế độ,chính sách kế toán doanh nghiệp; và lại có quốc gia hình thành những “sức ép”về kinh tế, chính trị như Mỹ nhằm đạt đến sự hội tụ CMKT quốc tế nhưng “có điềukiện”. Mặc dù viễn cảnh hội tụ kế toán quốc tế còn nhiều cản trở và khó khănphải hướng tới để đạt được mục tiêu chung nhưng hội tụ kế toán quốc tế là xuthế tất yếu, khách quan trong tiến trình quốc tế hóa kinh tế.

3. Những kinhnghiệm cho Việt Nam trongtiến trình hội tụ kế toán quốc tế

Từ phân tíchtrên, có thể thấy tiến trình hội tụ kế toán quốc tế là hướng đi tích cực đápứng xu hướng toàn cầu hóa kinh tế nhưng quá trình đó cũng đầy cam go và phứctạp. Trước tình hình đó, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam khôngthể đứng ngoài dòng chảy hội nhập quốc tế. Song, Việt Nam cầnphải nhận định đúng đắn tình hình để có những lộ trình thích hợp, đáp ứng pháttriển kinh tế.

Có thể thấy,hệ thống kế toán Việt Nam chịutác động bởi nhiều yếu tố hội tụ từ môi trường kinh doanh, môi trường pháp lývà môi trường văn hóa. Theo thời gian, mức độ chi phối, ảnh hưởng của các yếutố đã dần hình thành hệ thống kế toán Việt Nam mang bản sắc riêng. Xét ởmôi trường kinh doanh, Việt Nam là quốc gia đang pháttriển, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trườngtheo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, thị trường tài chính Việt Nam trongnhững năm gần đây có những biến chuyển tích cực, đặc biệt là TTCK đã có nhữngtiến triển nhất định. Mức độ lạm phát trong nền kinh tế được kiểm soát, ổn địnhkhông ảnh hưởng đến biến động của nền kinh tế. Đối với môi trường pháp lý, Nhànước giữ vai trò quyết định trong hệ thống kế toán quốc gia, cụ thể Luật kếtoán được Quốc hội ban hành, các chế độ tài chính được ban hành bởi Thủ tướngchính phủ, hệ thống CMKT và các thông tư hướng dẫn được BTC ban hành. Bên cạnhđó, hệ thống kế toán bị chi phối bởi các qui định của thuế. Trước đây lợi nhuậnkế toán gần giống lợi nhuận của thuế như các qui định trích lập khấu hao TSCĐ,doanh thu nội bộ… Tuy nhiên từ những năm 2001, những quan điểm đã dần cónhững thay đổi, cụ thể các đạo luật đã giảm bớt mức độ chi phối cho hoạt độngkế toán bằng việc cho phép trích lập các khoản dự phòng, hình thành các khoảnthuế hoãn lại… Hơn nữa, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) mặc dù thờigian hình thành và hoạt động đã lâu từ những năm 1994, nhưng không có vai tròlập qui cũng như mức độ ảnh hưởng và chi phối còn hạn chế. Riêng về môi trườngvăn hóa, sự tác động của văn hóa đến hệ thống kế toán Việt Namhiện nay vẫnchưa có những nghiên cứu chính thống. Tuy nhiên về cơ bản, Việt Nam chịuảnh hưởng nhiều theo văn hóa Á Đông, bản chất thận trọng được đề cao, nhấn mạnhđến sự tuân thủ các qui định, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán.

Từ những yếutố trên, có thể thấy hệ thống kế toán Việt Nam mang những đặc điểm cơ bản: hệthống kế toán được qui định thống nhất từ chứng từ, sổ kế toán, tài khoản vàcác BCTC; hệ thống kế toán còn chịu ảnh hưởng của các qui định về thuế; hệthống kế toán liên quan đến ghi nhận và đo lường đảm bảo tính tuân thủ thể hiệnqua việc ghi nhận giá gốc đối với các tài sản, hạn chế các xét đoán theo giáhợp lý và mức độ trình bày và công bố thông tin trên BCTC còn hạn chế, mangtính bảo thủ. Như vậy, có thể thấy hệ thống kế toán Việt Nam do Nhànước giữ vai trò quyết định, chi phối đến hệ thống kế toán, không những thế kếtoán còn chịu ảnh hưởng bởi các qui định của thuế.

Từ thực trạngxu hướng hội tụ kế toán quốc tế kết hợp những đặc điểm cơ bản trong hệ thống kếtoán Việt Nam, cho thấykhó có thể áp dụng toàn bộ IAS/IFRS cho hệ thống kế toán Việt Nam. Hệ thốngIAS/IFRS dường như thích hợp đối với những quốc gia phát triển nhưng chưa phùhợp trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn đầu,nên tiếp cận theo xu hướng hoà hợp theo khu vực mà cụ thể là khu vực đối vớicác công ty niêm yết. Đây là hướng đi mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.Theo đó, hệ thống CMKT Việt Nam có thể bao gồm hai phần,một phần dành cho các công ty niêm yết, phần còn lại cho các công ty không niêmyết. Đối với các công ty niêm yết, CMKT được thực thi theo các IAS/IFRS. Riêngđối với các công ty không niêm yết áp dụng các CMKT Việt Nam hiệnhành nhưng theo hướng giản lược những nội dung phức tạp trong chuẩn mực. Điềunày thể hiện sự hài hòa, linh hoạt nhằm tránh những biến động nhưng đảm bảo chotiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế./.

Ths. Trần Quốc Thịnh – ĐH Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh

 (Theo Tạp chí Kiểmtoán )

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *