Tin trong nước

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi)

Tiêu đề Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) Ngày đăng 2014-10-06
Tác giả Admin Lượt xem 499


Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 2-10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Dự thảo Luật gồm 7 Chương, với 75 Điều, giảm 1 Chương – Chương kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm và 2 điều so với Luật NSNN hiện hành. 

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, qua 10 năm tổ chức thực hiện,dưới sự giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và nỗ lực củacác Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách, Luật NSNN đã đi vàocuộc sống và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng nền tài chínhquốc gia vững mạnh, tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởngkinh tế và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, ổn định chính trị, nângcao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

 

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định: ”Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, để khắc phục những tồn tại của Luật NSNN và đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra trong quá trình tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; cần thiết phải sửa đổi Luật NSNN một cách căn bản, toàn diện”.

 

Luật NSNN đã tạo khuôn khổ pháp lý về quản lý NSNN thốngnhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân cấp quản lý NSNN về cơ bản vẫn đảmbảo được vai trò chủ đạo của Ngân sách trung ương (NSTW). Cân đối NSNN chuyểnbiến theo hướng tích cực; dư nợ Chính phủ, dư nợ Quốc gia, dư nợ công ở mức hợplý; nghĩa vụ trả nợ cơ bản được thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết; gắnquyền hạn với trách nhiệm đã tạo sự chuyển biến quan trọng trong công tác quảnlý và điều hành NSNN ngày càng chủ động hơn, chất lượng và hiệu quả từng bướcđược nâng lên. Công tác cải cách hành chính trong quản lý ngân sách, thực hiệncông khai, minh bạch ngân sách được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động củaNSNN cũng như cơ chế quản lý, điều hành NSNN cũng còn bộc lộ một số hạn chế,như: Phạm vi ngân sách chưa thật rõ ràng, việc quản lý các khoản phí, lệ phícòn chưa thống nhất dẫn đến chưa thúc đẩy xã hội hoá cung cấp dịch vụ công; Vềtổng thể, NSTW vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhưng vai trò này đang có xu hướnggiảm; Phân cấp về nguồn thu giữa NSTW và NSĐP, nguyên tắc phân cấp nguồn thugiữa các cấp chính quyền địa phương còn có điểm bất hợp lý, chưa phù hợp vớithực tiễn…

”Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, để khắc phụcnhững tồn tại của Luật NSNN và đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra trong quá trìnhtiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính và đáp ứng yêu cầuhội nhập kinh tế quốc tế; cần thiết phải sửa đổi Luật NSNN một cách căn bản,toàn diện”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.

Bộ trưởng nhấn mạnh 5 quan điểm và 4 mục tiêu sửa đổi LuậtNSNN trên tinh thần tuân thủ Hiến pháp năm 2013, NSNN được quản lý thống nhất,NSTW giữ vai trò chủ đạo thực hiện các nhiệm vụ chi của Quốc gia; phù hợp vớicác chủ trương, đường lối và Nghị quyết của Đảng, đảm bảo vai trò của Quốc hộilà cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền lập hiến, lập pháp, quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho Chính phủtrong việc thực hiện quyền hành pháp và điều hành linh hoạt trong khuôn khổpháp luật quy định. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tính minhbạch, dân chủ, công khai và giám sát của cộng đồng trong lĩnh vực NSNN; từngbước đưa công tác quản lý NSNN ở nước ta theo thông lệ quốc tế.

Theo Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, việc ban hànhHiến pháp năm 2013 đã tạo căn cứ quan trọng cho đổi mới, nâng cao hiệu quả điềuhành NSNN, là nền tảng pháp lý quan trọng cho sửa đổi Luật NSNN. Thường trực Ủyban này cho rằng, yêu cầu quan trọng nhất trong việc sửa đổi Luật NSNN là phảibảo đảm thể chế hóa các nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp liên quan đến lĩnhvực tài chính – ngân sách.

Về phạm vi sửa đổi Luật, Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngânsách hiện còn có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất: cơ bản thống nhất vớiphạm vi sửa đổi theo Tờ trình của Chính phủ, có tính kế thừa những quy định củaLuật hiện hành, nhưng cần thay đổi quy trình xem xét, quyết định dự toán NSNN vàphân bổ NSTW theo hai bước để bảo đảm thực quyền của Quốc hội và không chồngchéo với thẩm quyền của HĐND.

Loạiý kiến thứ hai cho rằng, để nâng cao hiệu quả quản lý, tính công khai, minhbạch của NSNN, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế, đề nghị Luật NSNN chỉ quyđịnh về quy trình, lịch biểu NSNN, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước cáccấp; hàng năm khi xem xét, quyết định NSNN, Quốc hội sẽ ban hành Luật Ngân sáchthường niên thay vì ban hành Nghị quyết như hiện nay với quy trình ngân sáchtheo 2 bước.

Đâylà lần đầu tiên Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Luật NSNN (sửa đổi)nên về cơ bản các ý kiến tập trung góp ý vào những vấn đề lớn, mang tính tổngthể của dự án Luật. Trong đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số PhóChủ tịch Quốc hội đã lưu ý Ban soạn thảo Luật cần bám sát theo tinh thần củaHiến pháp năm 2013, có nghĩa NSNN phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúngpháp luật.

NL

Theo www.mof.gov.vn

 

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *