Nghiên cứu trao đổi

Trao đổi về định hướng sửa đổi và hoàn thiện Luật Kế toán 2015

Tiêu đề Trao đổi về định hướng sửa đổi và hoàn thiện Luật Kế toán 2015 Ngày đăng 2024-06-07
Tác giả Admin Lượt xem 179

GS.TS. Chúc Anh Tú*

(* Tổng Biên tập Tạp chí Kế toán và Kiểm toán)

Nhận:             01/02/2024

Biên tập:        02/02/2024

Duyệt đăng:   10/03/2024

Tóm tắt

Qua quá trình hình thành và phát triển, Luật Kế toán 2015 cần thiết có những bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện, nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý đất nước, cũng như xu hướng hội nhập. Về khuôn mẫu và sự tiếp cận, quá trình sửa đổi nên tiếp cận theo Luật Kế toán 2003 và Luật Kế toán 2015, đồng thời một số nội dung trao đổi sẽ được làm rõ trong bài viết.

Từ khóa: bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện, Luật Kế toán 2015.

Abstract

Through the process of formation and development, the 2015 Accounting Law needs to have additions, amendments and necessary completion to suit the country’s management requirements, as well as integration trends. Regarding the template and approach, the amendment process should be approached according to the Accounting Law 2003 and Accounting Law 2015, Additional, some discussion contents will be clarified in the article.

Keywords: supplement, amend, and complete the Accounting Law 2015.

JEL Classifications: M40, M41, M49.

DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.03202401

Quy định mang tính pháp lý đầu tiên về kế toán ở Việt Nam là “Pháp lệnh kế toán và thống kê”, ban hành theo lệnh 06 của Chủ tịch nước ngày 20/5/1988. Tiếp đến là Luật Kế toán (Luật số 03/2003/QH11) được Quốc hội Khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ 3, ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Hiện nay, là Luật Kế toán 2015 được Quốc hội Khóa XIII thông qua, trên cơ sở sửa đổi và hoàn thiện Luật Kế toán  2023.

Luật Kế toán 2015, gồm các nội dung cơ bản

Chương 1. Quy định chung, gồm: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh; Điều 2. Đối tượng áp dụng; Điều 3. Giải thích từ ngữ; Điều 4. Nhiệm vụ kế toán; Điều 5. Yêu cầu kế toán; Điều 6. Nguyên tắc kế toán; Điều 7. Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán; Điều 8. Đối tượng kế toán; Điều 9. Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết; Điều 10. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán; Điều 11. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán; Điều 12. Kỳ kế toán; Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm; Điều 14. Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán và Điều 15. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán.

Chương 2. Nội dung công tác kế toán, gồm:

Mục 1. Chứng từ kế toán: Điều 16. Nội dung chứng từ kế toán; Điều 17. Chứng từ điện tử; Điều 18. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán; Điều 19. Ký chứng từ kế toán; Điều 20. Hóa đơn; Điều 21. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán.

Mục 2. Tài khoản kế toán và sổ kế toán: Điều 22. Tài khoản kế toán và hệ thống sổ kế toán; Điều 23. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán; Sổ kế toán; Điều 24. Sổ kế toán; Điều 25. Hệ thống sổ kế toán; Điều 26. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán; Điều 27, Chữa sổ kế toán; Điều 29. Đánh giá và ghi nhận theo GTHL.

Mục 3. Báo cáo tài chính: Điều 29. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán; Điều 30. Báo cáo tài chính nhà nước; Điều 31. Nội dung công khai Báo cáo tài chính; Điều 32. Hình thức và thời hạn công khai Báo cáo tài chính; Điều 33. Kiểm toán Báo cáo tài chính

Mục 4. Kiểm tra kế toán: Điều 34. Kiểm tra kế toán; Điều 35. Nội dung kiểm tra kế toán; Điều 36. Thời gian kiểm tra kế toán; Điều 37. Quyền, trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán; Điều 38. Quyền, trách nhiệm của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán; Điều 39. Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.

Mục 5. Kiểm kê tài sản, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán: Điều 40. Kiểm kê tài sản; Điều 41. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán; Điều 42. Trách nhiệm của đơn vị kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại.

Mục 6. Công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản: Điều 43. Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán; Điều 44. Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán; Điều 45. Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán; Điều 46. Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán; Điều 47. Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu; Điều 48. Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

Chương 3. Tổ chức Bộ máy kế toán và người làm kế toán: Điều 49. Tổ chức bộ máy kế toán; Điều 50. Trách nhiệm của người đại diện thảo pháp luật của đơn vị kế toán; Điều 51. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán; Điều 52. Những người không được làm kế toán; Điều 53. Kế toán trưởng; Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kế toán trưởng; Điều 55. Trách nhiệm và quyền của Kế toán trưởng; Điều 56. Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng.

Chương 4. Hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán: Điều 57. Chứng chỉ kế toán viên; Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán; Điều 59. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán; Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; Điều 61. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; Điều 62. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; Điều 63. Cấp lại Giấy chứng đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; Điều 64. Phí cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; Điều 65. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán; Điều 66. Những thay đổi phải thông báo cho Bộ tài chính; Điều 67. Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán; Điều 68. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán; Điều 69. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán; Điều 70. Tổ chức nghề nghiệp kế toán.

Chương 5. Quản lý Nhà nước về kế toán: Điều 71. Quản lý Nhà nước về kế toán.

Chương 6. Điều khoản thi hành: Điều 72. Hiệu lực thi hành; Điều 73. Điều khoản chuyển tiếp; Điều 74. Quy định chi tiết.

Nguyên tắc và định hướng hoàn thiện Luật Kế toán

Thứ nhất, kế thừa và bổ sung hoàn thiện các Luật Kế toán đã ban hành

Trên quy định các nền tảng của Luật Kế toán 2003, Luật Kế toán 2015 sẽ tiếp tục hoàn thiện bổ sung những vấn đề mới phát sinh trong nền kinh tế. Vì gốc rễ của vấn đề vẫn là những nền tảng ban đầu tuy nhiên do điều kiện hiện nay nên sẽ được cập nhật, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp. Thực tế, Luật Kế toán 2003 gồm 07 chương với 64 điều; Luật Kế toán 2015 gồm 06 chương với 74 điều.

Thứ hai, phù hợp với các quy định của pháp luật kinh tế nói riêng và pháp luật nói chung

Luật đã và đang ban hành, như: Luật Đầu tư, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, các luật thuế và Luật Quản lý thuế; Luật Hải quan, Luật Phá sản, Luật Kiểm toán Nhà nước,… Ví dụ như: Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 và các Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC đã có quy định về áp dụng hoá đơn, chứng từ điện tử; quy định về nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hoá đơn; áp dụng hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ; cơ sở dữ liệu về hoá đơn điện tử và chứng từ điện tử. Yêu cầu đặt ra đối với Luật Kế toán, cũng cần phải sửa đổi và bổ sung các quy định cho phù hợp.

Thứ ba, phù hợp với các chiến lược phát triển kế toán và kiểm toán

Theo Quyết định số 633/QĐ-TTG ngày 23/05/2022, về việc phê duyệt “Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030”. Vì thế, cần tính đến việc ban hành những quy định mang tính định hướng đến năm 2030.

Thứ tư, phù hợp với sự phát triển và vận dụng các tiến bộ về công nghệ thông tin

Những thành tựu của Cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đã tác động và làm thay đổi toàn bộ quy trình kế toán, thay đổi các phương pháp kế toán từ phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp ghi sổ và đặc biệt là phương pháp lập và trình bày các báo cáo kế toán. Vì thế, những quy định pháp luật về kế toán trong Luật Kế toán sẽ phải trong bối cảnh công cuộc chuyển đổi số, trong bối cảnh xuất hiện nền kinh tế số, tài chính số và kế toán số.

Thứ năm, phù hợp và tiệm cập với quốc tế

Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020, phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam” theo ”Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ được triển khai theo lộ trình với 03 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị từ 2020 – 2021; Giai đoạn 1 áp dụng tự nguyện từ năm 2022 đến 2025; Giai đoạn 2 áp dụng bắt buộc từ sau năm 2025. Ngày 31/07/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1299/QĐ-BTC phê duyệt Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam.

Một số trao đổi để hoàn thiện Luật Kế toán 2015

Thứ nhất, giữ nguyên phong cách ban hành Luật Kế toán 2003 và 2015

Tức là, sẽ không theo xu hướng quy định quá đi vào chi tiết hay xu hướng quy định mang tính nguyên tắc. Nhìn chung, hệ thống Luật ban hành thời gian qua cũng như mức độ tiếp nhận sau hai lần ban hành Luật Kế toán đều thấy rằng, mức độ quy định là phù hợp với nhận thức của những người làm công tác kế toán cũng như đối tượng quan tâm. Tất nhiên, tên chương, số điều,… có thể điều chỉnh để phù hợp với những quy định cụ thể.

Thứ hai, làm rõ hơn những quy định về chứng từ kế toán

Hiện nay, đã có chứng từ điện tử vì thế cần có những quy định về các yếu tố bắt buộc đối với loại chứng từ này. Bên cạnh đó, đối với loại hình các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con thì còn phát sinh các “chứng từ” là các sổ kế toán, sổ hợp nhất, các báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán,… phục vụ công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất. Vì thế, cũng cần khái quát những đặc điểm này. Ngoài ra, còn có liên quan đến quy trình lập chứng từ, bảo quản lưu trữ chứng từ, xử lý trong trường hợp tịch thu, tạm giữ chứng từ,… Chỉ quy định trường hợp tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán dạng giấy. Chưa có quy định cho trường hợp tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong dữ liệu được lưu trư nên các phương tiện, thiết bị điện tử. Vì thế, bổ sung quy định tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán dưới dạng phương tiện điện tử.  

Thứ ba, thay đổi các quy định về sổ kế toán và báo cáo kế toán

Làm rõ các loại sổ kế toán của kế toán tài chính và của kế toán quản trị, sổ kế toán điện tử, quy trình lập sổ, ghi sổ, chữa sổ kế toán, lưu trữ và quản lý sổ kế toán… trách nhiệm của người lập sổ kế toán, quản lý và sửa chữa sổ kế toán để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của sổ kế toán. Các quy định, hướng dẫn về lập, sửa chứng từ, sổ sách đều chủ yếu quy định cho chứng từ, sổ sách dạng giấy, hướng tới hoạt động ghi chép thủ công trên giấy. Việc hoàn thiện Luật Kế toán 2015, có thể quy định theo hướng, đối với sổ kế toán được theo các quy định về tài liệu điện tử thì không cần thiết phải in ra giấy và được phép lưu trữ trên các phương tiện điện tử, cũng như các phần mềm kế toán, cần được thiết kế đảm bảo sổ kế toán sau khi khóa sổ kế toán nam thì không cho phép thay đổi sửa và xóa. Đồng thời, cần sửa đổi quy định danh mục báo cáo kế toán đối với các đơn vị kế toán, phù hợp với chuẩn mực quốc tế về kế toán.

Áp dụng công nghệ 4.0 (trí tuệ nhân tạo, big data, blockchain) vào việc lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị cũng cần có các quy định cụ thể hơn. Việc lập báo cáo kế toán cần bảo đảm tính minh bạch, tính chính xác của thông tin trong báo cáo; Đặc biệt, sổ kế toán và báo cáo kế toán cần phù hợp đối với các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Thứ tư, tổ chức bộ máy kế toán

Đối với kế toán thủ công đã có các khái niệm về bộ máy kế toán tập trung, bộ máy kế toán phân tán và bộ máy kế toán hỗn hợp; đồng thời, mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong bộ máy kế toán. Tuy nhiên, đối với môi trường ứng dụng công nghệ thông tin thì khái niệm về bộ máy kế toán đã hoàn toàn có sự thay đổi, vì thế cần đưa ra các nội dung quy định về các yếu tố cấu thành của bộ máy kế toán, tiêu chuẩn – vai trò của người làm kế toán và kế toán trưởng. Thực tế, có nhiều cách tiếp cận về bộ máy kế toán đó là tiếp cận theo từng nội dung công việc hay tiếp cận theo chu trình xử lý thông tin. Vì thế, trong Luật cần làm rõ hơn cách tiếp cận này, đặc biệt là đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, chủ thể nhà nước hay doanh nghiệp./.

 

Tài liệu tham khảo

 

Bộ Tài chính. (2016). Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Bộ Tài chính. (2017). Thông tư số 91/2017/TT-BTC ngày 31/08/2017 của Bộ Tài chính  quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.

Bộ Tài chính. (2017). Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

Bộ Tài chính. (2020). Thông tư 40/2020/TT-BTC ngày 15/05/2020 về hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 hướng dẫn Luật Kế toán và Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập.

Bộ Tài chính. (2021). Thông tư 09/2021/TT-BTC ngày 25/01/2021 về hướng dẫn kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán.

Chính phủ. (2016). Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán.

Chỉnh phủ. (2021). Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; Kho bạc Nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.

Quốc hội. (2015). Luật số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội ban hành Luật Kế toán.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *