Chi Hội Kế Toán Hành Nghề Việt Nam (VICA)

VAA kiểm tra chất lượng dịch vụ KT năm 2011

Tiêu đề VAA kiểm tra chất lượng dịch vụ KT năm 2011 Ngày đăng 2012-10-18
Tác giả Admin Lượt xem 606

 

Thực
hiện kế hoạch kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán năm 2011, Hội Kế toán
và Kiểmtoán Việt Nam (VAA) đã thành lập 02 đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra
tại Hà Nội do ông Phạm Công Tham- Trưởng ban quản lý hành nghề kế toán
làm trưởng đoàn và các thành viên là bà Hà Thị Tường Vy- Phó Trưởng Ban
quản lý hành nghề kế toán, bà Nguyễn Thị Thơm; bà Nguyễn Thị Thanh Minh-
chuyên viên (Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán- Bộ Tài chính), bà Nguyễn
Thị Minh Tâm- Cán bộ Ban Quản lý hành nghề kế toán. Đoàn kiểm tra tại
Thành phố Hồ Chí Minh do ông Mai Thanh Tòng-Phó Chủ tịch Hội Kế toán
Thành phố Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn và các thành viên là bà Trịnh Hồng
Nguyệt- Phó Chủ tịch VAA, bà Nguyễn Thị Thơm- chuyên viên Vụ Chế độ kế
toán và kiểm toán- Bộ Tài chính, ông Lê Minh Tài- Giám đốc CtyTNHH Dịch
vụ Kế toán & Tư vấn Đồng Khởi, bà Lê Thị Minh Châu- Giám đốc
CtyTNHH Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm và Đầu tư Lê Minh, ông Chung Thành
Tiến- Giám đốcCông ty TNHH dịch vụ kế toán Ngân Giang.

Đoànkiểm
tra đã tiến hành kiểm tra 11 công ty dịch vụ kế toán. 4 công ty ở phía
Bắcbao gồm: Công ty TNHH Tư vấn Vfam Việt Nam, Công ty TNHH Giải Pháp
Tàichính chuyên nghiệp, Công ty TNHH PSC Việt Nam, Công ty TNHH dịch
vụDN Nguồn lực Việt. 7 công ty ở phía Nam bao gồm: Công ty TNHH MTV Tư
vấnÂu Pháp, Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán Ngân Giang, Công ty TNHH
Dịchvụ Kế toán và tư vấn Đồng Khởi, Công ty TNHH Kế toán U&I, Công
tyTNHH Tư vấn  Đầu tư Phú Minh, Công ty TNHH MTV Kế toán Leo, Cơsở dịch
vụ Kế toán Thanh Xuân và có báo cáo kiểm tra của từng đơn vị.

Tình hình, đặc điểm chung của công ty dịch vụ kế toán

Cácdoanh
nghiệp dịch vụ kế toán đều đăng ký hoạt động kinh doanh, hành nghề
kếtoán đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động dịch vụ kế
toán chủ yếulà thực hiện ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính; soát
xét báo cáo tài chính;lập tờ khai thuế, tư vấn kế toán, thuế, tài chính.

Quymô
doanh nghiệp nhỏ, lực lượng nhân viên cung cấp dịch vụ mỏng, số nhân
viêntrực tiếp cung cấp dịch vụ có Chứng chỉ kế toán viên (hoặc kiểm
toán viên) hànhnghề ít. Các doanh nghiệp thường có từ 2- 3 người có
Chứng chỉ kế toán viên(hoặc kiểm toán viên) hành nghề giữ chức vụ lãnh
đạo công ty.

Cácdoanh nghiệp có thời gian hoạt động còn ít, hầu hết dưới 10 năm, một số doanhnghiệp mới thành lập năm 2008, 2009.

 Lượngkhách
hàng còn hạn chế. Có 02 công ty có trên 100 khách hàng/năm; 02 công ty
có50 đến dưới 100 khách hàng; 06 công ty có từ trên 10 đến dưới 30
khách hàng

Việc xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụkế toán:

Nhìnchung,
các công ty đều thực hiện việc kiểm soát chất lượng dịch vụ  vàban hành
các quy chế, quy trình nghiệp vụ ở các mức độ khác nhau.  Quytrình
nghiệp vụ thực hiện cung cấp dịch vụ, tuỳ theo loại hình dịch vụ
cungcấp, từng Công ty đã ban hành các quy trình dịch vụ phù hợp với đặc
điểm củamình trên cơ sở vận dụng quy trình dịch vụ kế toán mẫu do Hội
Kế toán và Kiểmtoán Việt Nam ban hành  

Chấtlượng
dịch vụ cung cấp: Hợp đồng ký kết tương đối chặt chẽ và rõ ràng. Các
dịchvụ cung cấp chủ yếu cho đối tượng DN có quy mô vừa và nhỏ (áp dụng
theo chế độkế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành kèm theo
QĐ48/2006/QĐ-BTC ngày14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), tuy nhiên
cá biệt có hồ sơ còn tồn tạicác sai sót như: Trình bày chỉ tiêu “chênh
lệch tỷ giá hối đoái” trên bảng cânđối kế toán mà không phải trên báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh; thiếu cácsổ kế toán chi tiết, sử dụng
một số tài khoản kế toán chưa đúng với nội dungquy định của chế độ kế
toán,…

Quakiểm
tra một số hồ sơ cho thấy một số công ty chưa chú trọng đầu tư nâng
caochất lượng dịch vụ  đảm bảo thủ tục kiểm soát chất lượng dịch vụ,
nhưchưa để lại chứng cứ kiểm tra của từng cấp và của kế toán viên hành
nghề tronghồ sơ hợp đồng dịch vụ, vai trò soát xét chất lượng dịch vụ
và ký báo cáo củakế toán viên hành nghề cho khách hàng cũng ít thấy.
Các hồ sơ của khách hàngcòn do các nhân viên không có chứng chỉ ký tên.

Về việc chấp hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp:

Cácdoanh
nghiệp thể hiện việc quản lý chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp qua các
tàiliệu cam kết của các nhân viên kế toán và kế toán viên hành nghề
hoặc quy chếhoạt động, hoặc quy chế nhân viên, hoặc quy trình nghiệp
vụ. Nhìn chung, cácdoanh nghiệp cam kết với khách hàng về tính độc lập
và bảo mật thông tin ngaytrong từng hợp đồng dịch vụ.

Nhìnchung,
các công ty đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện tổ chức, quản
trịdoanh nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ, một số công ty có tốc
độ tăng trưởngcao, nhất là các công ty trước đây đã được Hội kiểm tra
chất lượng dịch vụ. Mộtsố công ty đã kịp thời ứng dụng các quy định mẫu
của VAA để xây dựng cụ thể hóavà ban hành áp dụng cho đơn vị như: Quy
chế tổ chức và hoạt động của doanhnghiệp, Quy trình dịch vụ kế toán và
mẫu văn bản sử dụng trong hồ sơ quản lýhợp đồng dịch vụ, Quy trình kiểm
tra chất lượng dịch vụ kế toán.

 Tuy
nhiên, có một tình trạn là các doanh nghiệp hầu như đều bị lực
lượnghành nghề tự do, hành nghề dịch vụ kế toán không đúng quy định của
pháp luật,cạnh tranh không lành mạnh, (chào giá dịch vụ rẻ và chất
lượng dịch vụ thấp).Thu nhập của người làm dịch vụ kế toán phổ biến còn
rất thấp, lực lượng laođộng thường xuyên biến động, nên việc đào tạo
người có kinh nghịêm gắn bó với doanhnghiệp dịch vụ là hết sức khó
khăn. Do thực trạng nền kinh tế khó khăn, giá cảleo thang nên các khách
hàng cũng lâm vào tình trạng khó khăn, đã ảnh hưởng lớnđến giá và thị
trường dịch vụ, một số doanh nghiệp dịch vụ bị thua lỗ kéo dài.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *