Nghiên cứu trao đổi

Về hoàn thiện chế độ kế toán phù hợp với ngành Công an nhân dân trong thời kỳ mới (Improving the accounting regime suitable for the people’s security sector in the new period)

Tiêu đề Về hoàn thiện chế độ kế toán phù hợp với ngành Công an nhân dân trong thời kỳ mới (Improving the accounting regime suitable for the people’s security sector in the new period) Ngày đăng 2017-12-28
Tác giả Admin Lượt xem 1583

(Đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T10/2017)

                                                                                                       Nhận: 09/10/2017
                                                                                                       Biên tập: 16/10/2017
                                                                                                       Duyệt đăng: 23/10/2017

Tổ chức công tác kế toán của ngành Công an nhân dân (CAND) hiện nay đang được áp dụng chế độ kế toán (CĐKT) hành chính sự nghiệp (HCSN) Việt Nam. Trong tiến trình cải cách tài chính công và minh bạch tài khóa, Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN), Luật Kế toán đã được sửa đổi và ban hành phù hợp với tình hình mới. CĐKT HCSN, theo Quyết định 19/2006/QĐ đã được sửa đổi bởi Thông tư số 185/2010/TT-BTC. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm hạn chế chưa phù hợp với các chính sách tài chính, kế toán và đặc thù của ngành CAND. Với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và định hướng cải cách quản lý tài chính công, theo hướng tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực công của Việt Nam nói chung và của ngành CAND nói riêng, đòi hỏi phải hoàn thiện kế toán khu vực công phù hợp với tình hình hiện nay. Góp phần vào công cuộc cải cách này, bài viết nghiên cứu những hạn chế của CĐKT Việt Nam hiện hành áp dụng cho ngành Công an. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CĐKT, áp dụng cho ngành CAND trong thời gian tới.
Từ khóa: CĐKT; Chuẩn mực kế toán (CMKT) công quốc tế; Kế toán HCSN.

The administrative accounting system of Vietnam is currently being applied in the organisation of accounting work of the Peoples Public Security. During the process of public finance reform and fiscal transparency, the State Budget Law and the Accounting Law have been amended and promulgated in line with new changes. The administrative accounting standards under Decision 19/2006/ QD have been amended by Circular No. 185/2010 / TT-BTC. However, there still exist many limitations, in which accounting standards are not consistent with the spirit of accounting and financial policies that embody particularities of the People’s Public Security. With the rapidly developed industrial revolution 4.0 and the orientation of public financial management reforms towards increasing efficiency of public resources in general and of the people’s police force in particular, there are requirements to improve the quality of public sector accounting in accordance with the current situation.
In contribution to the reform, this paper examines the limitations of the current Vietnamese accounting system applicable to the public security sector. In that basis, we aim to propose a number of solutions to accomplish the accounting regime applicable to the People’s Public Security in the coming time.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ là dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối
nternet toàn diện, đang trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này và đòi hỏi cần phải có các chính sách, biện pháp tích cực, trong đó có các chính sách tài chính, các công cụ quản lý tài chính, kế toán để có thể tận dụng các lợi thế nhằm phát triển công nghiệp trong nước, hạn chế tác động tiêu cực mà cuộc cách mạng công nghiệp này có thể mang lại. Trong nhiều năm qua, chính sách tài chính ở Việt Nam đã có nhiều cải cách đáng kể, đặc biệt là sự thay đổi về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật NSNN số 83/2015/QH13 và các chính sách tài chính công khác. Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng CĐKT HCSN, theo Quyết định số 19/2006/QĐ và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ở Việt Nam hiện nay, đã bộc lộ nhiều hạn chế do không bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường, mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế, các cơ chế quản lý tài chính của đơn vị HCSN có nhiều thay đổi. Mặt khác, từ yêu cầu của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 về việc lập báo cáo tài chính (BCTC) Nhà nước, mục tiêu xây dựng hệ thống kế toán Nhà nước thống nhất, trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công nhằm ghi nhận, tổng hợp và trình bày hệ thống thông tin tài chính Nhà nước dưới hình thức BCTC của Chính phủ (chính quyền địa phương), bao gồm đầy đủ các đối tượng kế toán Nhà nước, ớ đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu những hạn chế để hoàn thiện CĐKT áp dụng cho khu vực công nói chung và ngành CAND nói riêng, trên cơ sở vận dụng nguyên tắc CMKT công quốc tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam, là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay.

Khái quát CĐKT hiện hành áp dụng cho ngành CAND
Kế toán CAND là một bộ phận cấu thành hệ thống Kế toán Nhà nước và theo quy định, được áp dụng chế độ kế kế toán HCSN. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành CAND có một số khác biệt với các đơn vị HCSN khác của Nhà nước, nên Kế toán nghiệp vụ CAND được điều chỉnh bổ sung bởi các văn bản đặc thù của nghành về lĩnh vực tài chính, kế toán.

Thứ nhất, CĐKT hiện hành áp dụng cho ngành CAND, bao gồm:
– CĐKT HCSN được Bộ Tài chính ban hành, theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, ngày 20/3/2006. Chế độ quy định áp dụng: Hệ thống Chứng từ kế toán; Hệ thống Tài khoản (TK) kế toán; Hệ thống Sổ và hình thức kế toán; Hệ thống BCTC, đối với các đơn vị HCSN nói chung và ngành CAND nói riêng.
– Thông tư 185/2010/TT-BTC, của Bộ Tài chính, ngày 15/11/2010, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung CĐKT HCSN, theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC. Trong hơn 4 năm áp dụng, CĐKT HCSN bộc lộ một số bất cậ 10:10:28 AMp về: Phương pháp hạch toán một số khoản kinh phí, một số TK kế toán bị thiếu và một số TK kế toán bị thừa, một số biểu mẫu chứng từ và sổ kế toán chưa phù hợp,…

Thứ hai
, các văn bản đặc thù của ngành CAND về lĩnh vực tài chính, kế toán
– Về việc hướng dẫn áp dụng CĐKT hành chính sự nghiệp: Cục Tài chính ă Bộ Công an đã ban hành các văn bản, hướng dẫn chi tiết thực hiện CĐKT HCSN, áp dụng thống nhất trong các đơn vị CAND; Văn bản về việc sửa đổi, bổ sung CĐKT, ban hành theo Thông tư 185/2010/TT-BTC; Hướng dẫn sửa đổi bổ sung CĐKT HCSN theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC, ban hành ngày 15/11/2010.
– Về việc hạch toán các nghiệp vụ đặc thù của ngành Công an: Cục Tài chính ă Bộ Công an, đã ban hành văn bản, hướng dẫn hạch toán kế toán một số trường hợp đặc thù và công tác chuyển sổ kế toán đối với các đơn vị dự toán trong CAND.
– Về việc bố trí người làm kế toán: Bộ Công an ban hành thông tư, quy định về Kế toán trưởng và phụ trách kế toán trong CAND.
– Về công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán: Bộ Công an đã ban hành quy định chi tiết, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị kế toán trong CAND.
– Về việc mua sắm tài sản trong ngành CAND: Bộ Công an ban hành thông tư riêng, để quy định việc mua sắm tài sản, hàng hóa trong CAND.
– Về việc cấp phát, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí: Bộ Công an ban hành các thông tư, quy định về quản lý, sử dụng NSNN đối với một số lĩnh vực thuộc quốc phòng, an ninh; Quy định chế độ quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập có thu trong CAND; Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị trong CAND. Quy định hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp công vụ trong CAND.
– Về việc quản lý các nguồn vốn đầu tư xây dựng: Bộ Công an ban hành các Thông tư, quy định về quyết toán dự án đầu tư xây dựng hoàn thành trong CAND về quản lý, cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong CAND và các văn bản quy định về lĩnh vực tài chính, kế toán khác.

Đánh giá chung về CĐKT HCSN hiện hành áp dụng cho ngành CAND

Về Ưu điểm

CĐKT HCSN sau hơn 10 năm áp dụng cho ngành Công an, đã tương đối đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin hữu ích cho việc quản lý tài sản, nguồn kinh phí, các loại quỹ tại đơn vị và việc kiểm tra, kiểm soát tình hình thực hiện nghĩa vụ thu ă chi ngân sách và quyết toán NSNN theo dự toán được giao, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống chứng từ kế toán được thiết kế chi tiết, phù hợp với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chỉ tiêu trên chứng từ kế toán được thiết kế, phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính của đơn vị.

Thứ hai, hệ thống TK kế toán đã quy định tương đối cụ thể phạm vi áp dụng, phù hợp với nội dung kinh tế trong thực tiễn.

Thứ ba, hệ thống sổ kế toán đã thiết kế đủ mẫu, từ các loại sổ chi tiết đến các loại sổ tổng hợp và được quy định cụ thể theo từng hình thức kế toán. Giúp cho đơn vị lựa chọn được hình thức sổ để ghi chép phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.
Thứ tư, hệ thống BCTC được ban hành theo từng loại nội dung cần quản lý và báo cáo tổng hợp. Phản ảnh được tình hình thu ă chi ngân sách, tình hình quyết toán NSNN theo hệ thống mục lục NSNN.

Về Những hạn chế

Mặc dù, CĐKT áp dụng cho ngành CAND đã tương đối đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin trong quản lý, sử dụng và quyết toán tài sản và các loại kinh phí, nguồn NSNN theo từng hoạt động và mục lục NSNN. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu hội nhập quốc tế và bối cảnh cơ chế tài chính của đơn vị HCSN nói chung và trong ngành CAND nói riêng, có nhiều thay đổi về vấn đề tự chủ toàn phần hay một phần về tài chính, CĐKT HCSN, bộc lộ nhiều nội dung chưa phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính theo cơ chế mới này, cụ thể:

Một là, về các căn cứ ghi chép kế toán: CĐKT chưa quy định cụ thể căn cứ ghi chép đối với nhiều nội dung kinh tế như: Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí, nợ phải trả, các khoản phải thu,… dẫn đến các đơn vị không có cơ sở để thống nhất ghi chép và báo cáo không đồng bộ, trên toàn hệ thống các đơn vị trong toàn ngành.

Hai là, về phương pháp hạch toán: (1) Đối với việc ghi nhận các nguồn lực của đơn vị, CĐKT hướng dẫn ghi nhận doanh thu của đơn vị bao gồm cả các khoản thu không thuộc sở hữu của đơn vị như các khoản phí, lệ phí,… thu hộ Nhà nước. Trong khi đó, khoản kinh phí Nhà nước cấp cho đơn vị lại không được coi là doanh thu,…; (2) Đối với các khoản chi ngân sách, CĐKT không phân biệt các khoản chi tiêu tài chính và chi tiêu ngân sách, dẫn đến việc ghi nhận các khoản chi không phản ánh đúng bản chất kinh tế nghiệp vụ phát sinh. Chẳng hạn, nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho đơn vị để mua sắm tài sản được tính vào tổng chi của đơn vị trong năm, nhưng khoản khấu hao tài sản cố định lại không được tính vào chi phí hoạt động của đơn vị, những khoản vật tư chưa được xuất ra sử dụng trong năm vẫn được tính để ghi nhận chi phí trong năm, những khoản chi cấp bù học phí đối với các đơn vị giáo dục được hạch toán chi và phản ánh trên số liệu báo cáo 2 lần,…

Ba là, về việc bố trí TK kế toán: Một số loại TK chưa đáp ứng được yêu cầu ghi chép theo nội dung và bản chất nghiệp vụ kinh tế, chẳng hạn: Đối với nguồn kinh phí hoạt động, CĐKT mới thiết kế 1 TK, trong khi nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị có nhiều nguồn kinh phí khác nhau và mục đích sử dụng từng nguồn cũng khác nhau. Đối với các TK thu và chi, CĐKT cho phép để dư cuối năm, số thu, số chi năm nay hạch toán vào kết quả năm sau, do thủ tục hành chính năm nay chưa hoàn tất do vậy việc ghi nhân doanh thu và chi phí không phản ánh đúng bản chất của ngiệp vụ mà phụ thuộc vào thủ tục hành chính của đơn vị. Đối với giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chưa có TK để hạch toán theo dõi mà vẫn giữ nguyên trên TK chi phí; Đối với các đơn vị như các bệnh viện của ngành có hoạt động liên doanh đồng kiểm soát và tài sản liên doanh, CĐKT bố trí TK kế toán để hoạch toán hoạt động này,…

Bốn là, về hệ thống BCTC: Hiện nay, hệ thống BCTC của CĐKT còn nhiều điểm bất cập như: Chưa có hướng dẫn cho các trường hợp giả định khi lập BCTC cho đơn vị hoạt động liên tục và không liên tục; Nội hàm của các BCTC chủ yếu phục vụ công tác quyết toán NSNN và chỉ có só liệu chi ngân sách trong năm mà chưa có số liệu về nhận ứng trước từ ngân sách; Chưa có Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động nên số liệu báo cáo chưa phản ánh phản ánh tình hình tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, toàn bộ các khoản thu ă chi, chưa có chỉ tiêu phản ánh chênh lệch thu ă chi trong năm, thuyết minh BCTC còn sơ sài gây khó khăn cho người sử dụng thông tin không có chuyên môn kế toán,…

Năm là, về việc điều chỉnh số liệu kế toán, hiện nay CĐKT chưa hướng dẫn đầy đủ và thống nhất các cách điều chỉnh sai sót kế toán, dẫn đến các đơn vị lúng túng và xử lý không nhất quán trong quá trình thực hiện. Đặc biệt là, các trường hợp sai sót phát hiện khi cơ quan cấp trên phê duyệt quyết toán của đơn vị, các thời điểm xử lý sai sót khi có kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán.

Một số giải pháp hoàn thiện CĐKT HCSN áp dụng trong ngành CAND

Một là, Quan điểm hoàn thiện

Thứ nhất, việc hoàn thiện CĐKT áp dụng cho ngành CAND phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam, dựa trên cơ sở nguyên tắc chung của CMKT công quốc tế.
Thứ hai, việc hoàn thiện CĐKT áp dụng cho ngành CAND, phải đáp ứng nhu cầu thông tin theo mục tiêu kiểm soát tình hình tài sản và thu, chi tài chính của đơn vị phù hợp với yêu cầu tăng cường xã hội hóa, tự chủ của đơn vị.
Thứ ba, việc hoàn thiện CĐKT áp dụng cho ngành CAND, phải tuân thủ CMKT công Việt Nam và phù hợp với đặc thù của ngành CAND.

Hai là, Một số giải pháp hoàn thiện
Thứ nhất, hoàn thiện CĐKT, trước hết phải hoàn thiện những quy định chung của chế độ, cụ thể: (1) Xác định cụ thể cơ sở kế toán, thay đổi cơ sở ghi nhận từ mức độ hiện thời của kế toán dồn tích sang cơ sở dồn tích toàn bộ, để phù hợp với yêu cầu lập BCTC Nhà nước theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 và xu hướng chuyển đổi chung của kế toán khu vực công trên thế giới; (2) Quy định rõ về đặc tính chung của các thông tin kế toán, đảm bảo tính đễ hiểu, tính phù hợp, đáng tin cậy, tính trọng yếu, tính trung thực, tính khách quan và tính so sánh được của các thông tin kinh tế; (3) Quy định rõ những nguyên tắc lập BCTC như: Quy định về giả định hoạt động liên tục, cơ sở kế toán dồn tích, lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán, trình bày nhất quán, nguyên tắc bù trừ, các nguyên tắc xử lý các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC đến ngày BCTC được phê duyệt phát hành,…

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về Hệ thống chứng từ kế toán. Ban hành bổ sung các quy định về chứng từ, đặc biệt là các quy định về các chỉ tiêu trên chứng từ phù hợp với các mô hình tổng kế toán Nhà nước và các chỉ tiêu cung cấp thông tin phục vụ quản lý, cần được mã hóa thống nhất trong cả nước. Nghiên cứu cải tiến các mẫu chứng từ kế toán đảm bảo tính khả thi, thiết thực và thống nhất, phù hợp với điều kiện phát triển công nghệ thông tin như hiện nay.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định về Hệ thống TK kế toán: (1) Thiết lập lại hệ thống TK kế toán theo các nguyên tắc: (i) Phải có nhiều loại TK cơ bản để phản ánh tài sản, nguồn vốn cũng như phải có các TK điều chỉnh cho các TK cơ bản; (ii) Kết cấu của TK phản ánh tài sản ngược với kết cấu của TK phản nguồn vốn và kết cấu TK điều chỉnh phải ngược với kết cấu TK cơ bản mà nó điều chỉnh; (iii) Số phát sinh tăng được phản ánh cung bên với số phát sinh đầu kỳ, số phát sinh giảm được phản ánh ở bên ngược lại của TK kế toán. (2) Sắp xếp lại một số TK vào các nhóm hợp lý như, các TK có bản chất là các khoản phải thu được thiết kế lại và sếp vào loại 1, còn các TK có bản chất là các khoản phải trả được thiết kế lại và sếp vào loại 3. Các TK có bản chất là tài sản, được thiết kế lại và sắp xếp vào loại 1 hoặc loại 2 tương ứng,… (3) Khắc phục tính chưa đầy đủ của hệ thống TK kế toán, để phục vụ mục tiêu lập BCTC Nhà nước, bổ sung các TK như: TK tạm chi, TK các khoản kinh phí tạm ứng từ NSNN, TK nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược, TK các quỹ đặc thù,… (4) Thay đổi phương pháp hạch toán một số khoản mục, theo hướng vận dụng chuẩn mục kế toán công như: Hạch toán hàng tồn kho, hạch toán tài sản cố định, hạch toán doanh thu, hạch toán chi phí đi vay, hạch toán chênh lệch tỷ giá,…

Thứ tư, hoàn thiện các quy định về hệ thống sổ kế toán: Bổ sung hướng dẫn về sửa chữa sai sót trên sổ kế toán, sửa đổi mẫu biểu chung sổ kế toán, đảm bảo tính khả thi, thiết thực và thống nhất phù hợp với điều kiện phát triển công nghệ thông tin như hiện nay.

Thứ năm, hoàn thiện các quy định về hệ thống BCTC: (1) Thiết lập nội dung BCTC trên cơ sở xác định: Mục đích BCTC, nội dung, kết cấu của BCTC, cơ sở lập BCTC; (2) Thiết lập nội dung Báo cáo kết quả hoạt động trên cơ sở mục đích Báo cáo kết quả hoạt động, nội dung, kết cấu của Báo cáo kết quả hoạt động, cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động; (3) Thiết lập nội dung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên cơ sở mục đích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nội dung, kết cấu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; (4) Hoàn thiện Bảng thuyết minh BCTC trên cơ sở mục đích Bảng thuyết minh BCTC, nội dung, kết cấu của bảng thuyết minh BCTC, cơ sở lập bảng thuyết minh BCTC.

Kết luận

Với mục tiêu xây dựng hệ thống kế toán Nhà nước thống nhất, trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công, nhằm ghi nhận, tổng hợp và trình bày hệ thống thông tin tài chính Nhà nước dưới hình thức BCTC của Chính phủ (chính quyền địa phương), bao gồm đầy đủ các đối tượng kế toán Nhà nước, trong đó có ngành Công an,… phù hợp với các thông lệ quốc tế về kế toán thì việc hoàn thiện CĐKT HCSN tại Việt Nam nói chung và ngành CAND nói riêng, là rất cần thiết. Tuy nhiên, từ thực tế kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, việc xây dựng và hoàn thiện hạch toán kế toán tại các đơn vị công nói chung và trong các ngành đặc thù như CAND bị ảnh hưởng bởi mô hình Tổng Kế toán Nhà nước và mức độ nghiệp vụ đặc thù của các ngành riêng biệt. Vì vậy, thông qua bài viết này, tác giả mong muốn được góp sức vào công cuộc đổi mới trong công tác kế toán của Việt Nam nói chung và ngành CAND nói riêng, trong giai đoạn hiện nay./.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài chính (2007), Hệ thống CMKT công quốc tế (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2006), CĐKT HCSN, NXB Tài chính. Quốc hội, (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH1
4. Quốc hội, (2015), Luật NSNN sô 8 /2015/QH1
5. Quốc hội, (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH1
6. Đặng Thái Hùng, (2011), Khả năng vận dụng CMKT công quốc tế để xây dựng CMKT công Việt Nam, phương án tiếp cận đưa CMKT công quốc tế vào Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tế. Hội Khoa học, Bộ Tài chính, Hà Nội.
7. Cao Thị Cẩm Vân (2016), Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKT công Việt Nam trong điều kiện vận dụng CMKT công Quốc tế, Luận án tiến sỹ, Trường ĐH Kinh tế TP HCM.
8. nternational Federation of Accountants (200 ). Financial Reporting nder the Cash Basis of Accounting. New ork. America.
9. Quistron nc. Defining Reporting ntities and General Purpose Financial Statement Formats for the Government of the Socialist Republic of Vietnam. Accra. Ghana.
10. World ntellectual Property rganization (2007). nternational Public Sector Accounting Standards. Geneva, Switzerland.
11. https://www.icpak.com/wp-content/uploads/2015/09/ ntroduction-to- PSAS
12.en.wikipedia.org/wiki/ nternational_Public_Sector_Accounting_Standards

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *