Tin trong nước

Áp dụng Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trong lĩnh vực Tài chính: Thực tiễn và định hướng hoàn thiện

Tiêu đề Áp dụng Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trong lĩnh vực Tài chính: Thực tiễn và định hướng hoàn thiện Ngày đăng 2013-01-02
Tác giả Admin Lượt xem 452

Sáng ngày 28/12, Vụ Pháp chế và Viện Chiến lược và chính sách tài chính,Bộ Tài chính phối hợp tổ chức chương trình Hội thảo với chủ đề “Áp dụng Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trong lĩnh vực Tài chính: Thực tiễn và định hướng hoàn thiện”. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Công an, Bộ Tư pháp, ViệnKiểm sát Nhân dân tối cao, cùng một số tòa án địa phương, Khoa Luật – Đại họcQuốc gia Hà Nội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam… Về phía Bộ Tài chính còn có lãnhđạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm…

Phát biểu tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính- Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, việc tăng cường quản lý nhà nước bằng các côngcụ pháp luật, đấu tranh và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong ngành Tàichính luôn được xác định là mục tiêu, định hướng và được quy định cụ thể trongcác Chiến lược phát triển của ngành Tài chính đến năm 2020 đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt như Chiến lược phát triển thị trường Chứng khoán Việt Namgiai đoạn 2011-2020; Chiến lược phát Hải quan đến năm 2020; Chiến lược cải cáchhệ thống thuế giai đoạn 2011-2020…

Ngày 10/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố 1236/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ Luật hình sự năm 1999,trong đó tại điểm d khoản 2 Phần III đã giao cho Bộ Tài chính tổng kết tìnhhình vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ, đặc biệtlà trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước, thuế, tài chính – kế toán, chứngkhoán, hải quan, bảo hiểm, quản lý công sản, trò chơi có thưởng. Để triển khaithực hiện, ngày 03/10/2012 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số2456/QĐ-BTC về Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ Luật hình sự năm 1999 của Bộ Tàichính. Để triển khai các văn bản đó, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính đãtổ chức tổng kết thực tiễn thi hành BLHS theo 4 lĩnh vực: Hải quan, Quản lýThuế, Quản lý thị trường Chứng khoán và các lĩnh vực tài chính khác (thanh tratài chính, ngân sách nhà nước, quản lý giá, tài chính doanh nghiệp, quản lýcông sản, bảo hiểm, trò chơi có thưởng, kế toán-kiểm toán…). Riêng lực lượngHải quan còn gắn với thực tiễn thi hành BLHS thông qua hoạt động điều tra hìnhsự của lực lượng hải quan.

Hội thảo này là diễn đàn để các đại biểu cùng nhau traođổi, cung cấp thông tin, đồng thời tham vấn rộng rãi ý kiến của các chuyên giapháp lý, các nhà khoa học và các tổ chức đại diện cho cộng đồng DN về nhữngđịnh hướng, kiến nghị của Bộ Tài chính liên quan đến việc sửa đổi, bổ sungBLHS, Bộ Luật tố tụng hình sự (dự án Luật này do Viện Kiểm sát nhân dân tối caochủ trì soạn thảo và dự kiến trình Quốc hội năm 2015).

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi mộtsố vấn đề như: Thực tiễn xử lý hình sự các vụ án trong lĩnh vực tài chính(chứng khoán, bảo hiểm, thuế, tài chính-kế toán), những bài học rút ra; Nhữngkhó khăn vướng mắc khi áp dụng pháp luật Hình sự và Tố tụng hình sự trong xử lývụ án liên quan đến lĩnh vực tài chính (chứng khoán, bảo hiểm, thuế, tàichính-kế toán); Định hướng sửa đổi luật hình sự: những hành vi hoặc nhóm hànhvi trong lĩnh vực tài chính đã được quy định hình sự nay cần loại bỏ; Địnhhướng sửa đổi bộ luật tố tụng hình sự: Bổ sung thẩm quyền khởi tố, điểu tra vụán hình sự cho cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán…

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, ông Đặng Công Khôi – PhóVụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính đã trình bày về thực tiễn thi hành và địnhhướng kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực tàichính, ông Khôi đã có những phân tích cụ thể về tình hình tội phạm trong đó cócác tội phạm về kinh tế, tài chính như buôn lậu, gian lận thương mại, trốnthuế… và nêu lên những khó khăn, vướng mắc và định hướng kiến nghị sửa đổi khithực hiện các quy định của Bộ luật hình sự trong lĩnh vực tài chính. Ông NgôĐức Thắng – đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Công an cũng đã cho biết một số ý kiến vềhoàn thiện cơ sở pháp lý nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạmtrong lĩnh vực tài chính…

Kết thúc Hội thảo, ông Vũ Nhữ Thăng – Viện trưởng ViệnChiến lược và Chính sách Tài chính mong muốn qua những thông tin, những ý kiếnvà và kiến nghị mà các chuyên gia, các nhà khoa học và đại diện các bộ, ngànhchức năng tham gia tại Hội thảo sẽ góp phần cung cấp đầy đủ thông tin về thựctiễn thi hành luật tố tụng hình sự để làm rõ thêm một số vấn đề cần sửa đổi Bộluật Hình sự trong thời gian tới như: trách nhiệm hình sự của pháp nhân tronglĩnh vực tài chính; Ngưỡng xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự và sử lý hànhchính đối với các vi phạm trong lĩnh vực tài chính; Bổ sung làm rõ nội hàm củamột số hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài chính; Xác định hậu quả đến truy cứutrách nhiệm hình sự; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Bổsung thẩm quyền đối với cơ quan quản lý thuế, hải quan và cơ quan quản lý thịtrường chứng khoán; Bổ sung tội danh đối với hành vi gây lãng phí tiền, tài sảncủa nhà nước….

NLP

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *