Tin trong nước

Trưởng đại diện ACCA Việt Nam: “Tôi tự hào về sự thành công của các hội viên ACCA”

Tiêu đề Trưởng đại diện ACCA Việt Nam: “Tôi tự hào về sự thành công của các hội viên ACCA” Ngày đăng 2014-10-08
Tác giả Admin Lượt xem 733

Trở thành một chuyên gia tài chính kế toán giỏi luôn là một thách thức hấp dẫn đối với các sinh viên ở ngưỡng cửa lựa chọn con đường nghề nghiệp để phát triển. Tuy nhiên,cùng với sự mở cửa của thị trường lao động, đặc biệt là thời điểm Việt Nam gia nhập cộng đồng lao động ASEAN vào năm 2015 đang đến gần thì thách thức đặt ra cho lao động Việt Nam trong lĩnh vực này càng trở nên cấp thiết. Điểm qua các công ty “tên tuổi” trong nhiều lĩnh vực, có rất nhiều vị trí chủ chốt như Giám Đốc điều hành, Giám Đốc tài chính…hiện vẫn đang được nắm giữ bởi những nhân sự nước ngoài. Họ đều có điểm chung là trình độ chuyên môn tốt, khả năng giao tiếp ngoại ngữ lưu loát và bề dày kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia. Vậy lao động Việt Nam nên chuẩn bị những gì để có thể giành lại những “lợi thế cạnh tranh” ngay trên “sân nhà”?

NCĐT đã có cuộctrò chuyện với Bà Lê Thị Hồng Len, Trưởng Đại diện ACCA tại Việt Nam, xungquanh vấn đề này.

ACCAđã có mặt ở Việt Nam cách đây 12 năm, điểm lại chặng đường này, điều gì làm bàcảm thấy tự hào nhất?

Thời điểm đó, ởViệt Nam có rất ít người biết về khái niệm kế toán chuyên nghiệp. Từ khi thànhlập, ACCA đã và đang liên tục đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức củacộng đồng về sự cần thiết của các chuyên gia kế toán quốc tế và vai trò của họtrong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Những ngày đầu,chúng tôi chỉ có trung tâm đào tạo ở TP.HCM, rất nhiều bạn đã phải bay từ HàNội vào TP.HCM để tham dự các lớp học ACCA. Hiện những người trong nhóm “tiênphong” này đã và đang nắm giữ những vị trí hết sức quan trọng trong các tổ chứckhác nhau. Nhiều người trong số họ cũng đã chọn con đường tự kinh doanh, mởcông ty riêng trong lĩnh vực tư vấn, kế toán kiểm toán, thuế… và hiện rất thànhcông. Một điều đặc biệt nữa là dù làm việc ở các công ty khác nhau, các khóahọc ACCA đã gắn kết họ lại, giúp họ không chỉ trở thành bạn bè, mà còn là đốitác của nhau và giúp nhau phát triển công việc kinh doanh.

Điều làm tôi tựhào nhất, không phải nằm ở con số hội viên và học viên của ACCA ở Việt Nam – dùrằng con số gần 700 hội viên và 7.800 học viên sau 12 năm hoạt động là một điềurất đáng tự hào. Tôi tự hào vì các hội viên ACCA đã và đang rất thành côngtrong lĩnh vực của họ. Bên cạnh đó, việc trở thành hội viên giúp họ có cơ hộitham gia cộng đồng chuyên gia kế toán kiểm toán tài chính lớn nhất của Việt Namvà rất nhiều cơ hội kinh doanh đã đến với họ từ những mối quan hệ này.

Ngoài ra, sự ghinhận của các doanh nghiệp về chất lượng của các hội viên ACCA là điều khiến tôicũng như các đồng nghiệp cảm thấy vui vì nỗ lực của chúng tôi đã có kết quả.

ACCAđược cho là “chỉ dành cho các chuyên gia kiểm toán”. Bà nghĩ gì về điều này?

Lúc mọi người cònchưa có khái niệm gì nhiều về kế toán viên chuyên nghiệp, thì các công ty kiểmtoán quốc tế, với kinh nghiệm hoạt động lâu năm, đã biết rõ một điều rằng chấtlượng nhân sự chính là sự đảm bảo cho chất lượng dịch vụ, là chìa khóa cho sựthành công của doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Họ buộc nhân viên phải học đểtrở thành một chuyên gia được “qualified”. Tôi còn nhớ một chị phó tổng giámđốc một công ty kiểm toán lớn kể với tôi, rằng việc đi học ACCA tại thời điểmđó không phải là do nguyện vọng cá nhân mà do sếp chị bắt buộc chị và đồngnghiệp đi học. Đó là lý do tại sao mọi người thường gắn kết ACCA với công việccủa kiểm toán viên.

Trên thực tế,chương trình ACCA được xây dựng với các môn học và thi bao quát hầu như tất cảcác lĩnh vực mà một chuyên gia tài chính kế toán cần phải nắm, bao gồm cả kỹnăng quản trị lẫn kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực: kế toán tài chính,kế toán quản trị, báo cáo tài chính, kỹ năng lãnh đạo, lập chiến lược &quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, luật, thuế và các dịch vụ bảo đảm…Chính vì thế học viên sau khi hoàn tất chương trình có thể đảm nhiệm rất nhiềuvị trí và công việc khác nhau trong các tổ chức.

Trong số gần170.000 hội viên ACCA trên toàn cầu, chỉ có khoảng 28% đang làm việc cho cáccông ty kiểm toán, 11% làm việc cho các tổ chức chính phủ và 61% đang giữ nhữngvị trí khác nhau ở các tập đoàn trong nhiều lĩnh vực. Do đó, quan niệm ACCA chỉdành cho kiểm toán viên đã lỗi thời.

Bà cóthể mô tả một cách ngắn gọn nhất hình ảnh các chuyên gia tài chính kế toánchuyên nghiệp của ACCA?

Trình độ chuyênmôn đẳng cấp quốc tế và luôn tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.

Đạo đức nghềnghiệp là một phần bắt buộc cho tất cả học viên muốn trở thành hội viên củaHiệp hội. Các tình huống trong bài kiểm tra đạo đức nghề nghiệp này rất sát vớithực tế và sẽ là “cẩm nang” giá trị cho các hội viên khi gặp tình huống cụ thểtrong công việc, giúp họ biết xử lý một cách hợp lý và đúng đắn nhất.

Điềubà tâm đắc nhất về ACCA là gì?

Một trong nhữngđiều tôi tâm đắc nhất, cũng là giá trị cốt lõi của ACCA, đó là mang lại cơ hộicông bằng cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, quốc tịch, xuất thân…miễn là cá nhân đó có tham vọng và mong muốn được thành công trong lĩnh vựcnày.

Bàđánh giá như thế nào về chất lượng hội viên ACCA ở Việt Nam?

Tại ACCA, chúngtôi luôn đảm bảo chất lượng của hội viên là như nhau ở bất cứ quốc gia nào. Cácbạn học và làm bài thi bằng tiếng Anh như nhau, bài thi tại Việt Nam được niêmphong và gửi về chấm tại London. Các chuyên gia khi chấm chỉ căn cứ vào câu hỏivà đáp án, không căn cứ việc bạn đến từ quốc gia nào. Do đó, hội viên tốtnghiệp ở Việt Nam sẽ tự tin làm việc ở nước khác với kỹ năng và kiến thứcchuyên môn không hề thua kém.

ACCAcó những ưu thế gì so với các chương trình đào tạo khác tại Việt Nam?

Ngoài việc luônđảm bảo chương trình được thiết kế sâu sát để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp,chúng tôi cũng đã nỗ lực đưa vào chương trình sự lựa chọn học môn Luật DoanhNghiệp và môn Thuế của Việt Nam, nhằm giúp các học viên tại Việt Nam có thể ápdụng ngay vào công việc mà không mất thời gian chuyển đổi. Điều này đòi hỏi mộtsự đầu tư rất lớn về mặt công sức và thời gian. Trong số các chương trình quốctế tương đương, hiện chỉ có ACCA làm được điều này. Các hội viên ACCA đã họcqua môn Luật & Thuế Việt Nam còn được miễn phần thi tương ứng khi tham dựkỳ thi chuyển đổi lấy chứng chỉ CPA Việt Nam dành cho kiểm toán viên. Đây cũnglà một phần nội dung nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa ACCA và Bộ Tài chính.

Ngoài ra, họcviên ACCA còn có cơ hội nhận được bằng cử nhân Kế toán Ứng dụng của Đại họcOxford Brooks (Anh) khi học hết cấp độ cơ bản của chương trình ACCA và làm bàiluận khoảng 9.500 từ. Trường Oxford Brooks sẽ căn cứ vào điểm thi các môn cấpđộ cơ bản của ACCA và chất lượng bài luận để đánh giá kết quả và xét cấp bằngcho các bạn. Theo tôi, đây là một ưu điểm mà nhiều sinh viên Việt Nam chưa biếtnắm bắt. Hàng năm, các nước như Malaysia, Singapore… có hàng trăm bạn trẻ nhậnbằng cử nhân theo chương trình này thì Việt Nam con số này còn rất ít. Có thểvì bài luận tiếng Anh đã làm các em ngần ngại, nhưng theo các học viên tốtnghiệp ở các nước thì chương trình 2 trong 1 này giúp họ tiết kiệm đến một nửathời gian, họ vừa có được bằng cử nhân Oxford Brooks, vừa đạt được chứng chỉnghề nghiệp kế toán tài chính quốc tế.

Bà vừađề cập đến sự hợp tác giữa ACCA và Bộ Tài Chính Việt Nam, bà có thể chia sẻthêm về việc này?

Là một tổ chứcnghề nghiệp, ACCA luôn đề cao mục tiêu phát triển nghành nghề, nâng cao nănglực tại các quốc gia mà chúng tôi hiện diện. Tại Việt Nam, ngoài biên bản hợptác với Bộ Tài chính mà tôi vừa đề cập ở trên, chúng tôi còn hợp tác chặt chẽvới Kiểm toán Nhà nước, các hội nghề nghiệp địa phương và các trường đại học.Hiện các chuyên gia ACCA tham gia với vai trò tư vấn quốc tế cho hai dự án đượcNgân hàng Thế giới tài trợ, một về xây dựng và tăng cường năng lực cho Hội Kiểmtoán viên hành nghề và một về xây dựng khung pháp lý đối với việc kiểm soátchất lượng các công ty cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán cho Bộ Tài chính.

Bà còn trăn trở điều gì về ACCA tại Việt Nam không?

Có chứ. Điều tôitrăn trở là số lượng 700 hội viên ACCA tại Việt Nam chưa đủ để đáp ứng yêu cầucủa doanh nghiệp. Chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ tuyển dụng củacác công ty nhưng đôi khi không thể đáp ứng hết. So với chính bản thân ACCA tạiViệt Nam 10 năm về trước thì chúng tôi có thể tự hào về thành quả này, nhưng sovới các nước trong khu vực thì con số này vẫn còn quá khiêm tốn. Trong khiSingapore có gần 8.000, Malaysia có 11.000, Hồng Kông có 18.000 hội viên thìcon số 700 của Việt Nam vẫn làm tôi và các cộng sự của mình trăn trở. Khi đigặp đối tác, gặp nhiều chuyên gia nước ngoài hiện đang làm việc tại Việt Nam ởcác vị trí chủ chốt, tôi thấy tiềm năng phát triển của ACCA còn rất lớn, vàmong mỏi một điều trong tương lai không xa, những nhân sự cao cấp của Việt Namsẽ không chỉ nắm giữ các vai trò cốt cán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam,mà còn ở tầm khu vực và quốc tế. 

Xin  cảm ơn bà về cuộc trò chuyện thú vị này!

Theo Tạp chí Nhịp Cầu Đầu tư

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *