Nghiên cứu trao đổi

Doanh nhân thời Tái cấu trúc: Học Bác Hồ – Trở lại những bài học cơ bản về quản trị

Tiêu đề Doanh nhân thời Tái cấu trúc: Học Bác Hồ – Trở lại những bài học cơ bản về quản trị Ngày đăng 2012-11-20
Tác giả Admin Lượt xem 892

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới giới doanh nhân. Từ chiến khu Việt Bắc về Thủ đô chuẩn bị cho ngày độc lập, Bác ở vàlàm việc tại ngôi nhà của một trong những gia đình giàu có nhất của Hà Nội vàcũng tại đây, Bác viết Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủCộng hòa. Chỉ hai tuần sau ngày Độc lập, trong “tuần lễ vàng”, ngày 18/9/1945Bác đã gặp mặt các nhà công thương Hà Nội và theo lời Bác họ đã tích cực ủng hộvề tài chính cho Chính quyền cách mạng còn non trẻ và với sự kiện này giớidoanh nhân đã là giới chức xã hội đầu tiên được Bác tiếp tại Phủ Chủ tịch. Sauđó, ngày 13/10/1945 Bác viết thư kêu gọi giới doanh nhân tham gia công thươngcứu quốc đoàn. Trong bức thư Bác viết: “Trong lúc các giới khác trong quốc dânra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới CôngThương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng vàthịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công Thương trongcông cuộc kiến thiết này”. 

Hơn nửa thế kỷ qua đi, nhưng những lời chỉ dẫn của Bác vềvai trò của giới doanh nhân về sự song hành lợi ích của doanh nhân với lợi íchđất nước và dân tộc, về quan hệ giữa chính phủ với doanh nhân vẫn còn nguyêngiá trị. Đường lối đổi mới của Đảng đã đưa chúng ta trở về với tư tưởng Hồ ChíMinh và ngày 13/10, ngày Bác gửi thư cho giới công thương đã trở thành ngàyDoanh nhân Việt Nam và năm ngoái Bộ Chính trị đã có Nghị quyết về xây dựng vàphát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế. Tinh thần kinh doanh của dân tộc đã được hồi sinh. Độingũ doanh nhân Việt đang có bước phát triển mạnh mẽ. Cả nước ta đã có hàngtriệu doanh nhân – những người đứng mũi chịu sào, tổ chức quản lý điều hành gần500 ngàn doanh nghiệp, 15 ngàn trang trại, hợp tác xã và gần 4 triệu hộ kinhdoanh. Họ đang là lực lượng chủ công, xung kích trên trận tuyến chống đóinghèo, làm giàu cho đất nước. 

Năm nay chúng ta kỷ niệm ngày doanh nhân Việt nam trong mộtbối cảnh đặc biệt. Cộng đồng doanh nghiệp đang trải qua một trong những giaiđoạn khó khăn nhất của mình kể từ khi đổi mới. Riêng trong 9 tháng đầu năm đãcó 40,000 doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường. Trong số gần 500, 000 doanhnghiệp đang hoạt động thì tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao. Yêu cầu trụ vững của cácdoanh nghiệp càng trở nên cấp thiết. Chính phủ đã có một loạt các biện pháp hỗtrợ doanh nghiệp, doanh nhân. Và doanh nhân cũng đã có nhiều nỗ lực để chuyểnmình nhưng dường như các nỗ lực đó còn chưa đủ mức. Giữ vững niềm tin, tái cấutrúc để vượt lên thách thức đang trở thành mệnh lệnh của trái tim và trí óc đốivới các doanh nhân. Muốn tái cấu trúc phải quay trở lại những vấn đề nền tảng:chăm lo quản trị doanh nghiệp, đặc  biệt là quản trị nhân sự và tài chính,thiết lập cơ chế phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro, phải tập trung vào những lĩnhvực kinh doanh cốt lõi, đa dạng hóa thị trường, chủ động tích hợp vào các chuỗigiá trị thế giới, vươn tới những công đoạn cao trong chuỗi giá trị này…Tái cấutrúc là phải làm ăn bài bản hơn, hướng tới các giá trị bền vững hơn, tránh ănxổi ở thì. Tái cấu trúc là trở lại những vấn đề căn bản, đồng thời phải vươntới các chuẩn mực hiện đại. Tái cấu trúc là thay đổi cách nghĩ, cách làm.. 

Đối với người dân Việt, khi gặp khó khăn thách thức thìchúng ta lại nhớ Bác Hồ, tìm lại trong di sản tư tưởng của người, và thật kỳlạ, bao giờ chúng ta cũng tìm ra được những chỉ dẫn giải quyết cho những vấn đềhiện tại . Tôi thực sự hạnh phúc khi cùng với các đồng nghiệp của mình pháthiện ra trong tư tưởng của Bác những chỉ dẫn cho công cuộc tái cấu trúc hiệnnay. Báo dặn “Phải nâng cao năng suất”, “sản xuất phải nhanh, nhiều, tốt, rẻ”;“phải thực hành tiết kiệm”, “phải cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật”. Bác bảophải đề cao kỷ luật, quản lý sức người, sức của phải chặt chẽ. Bác bảo “phảichăm lo đời sống người lao động”… khi đến thăm doanh nghiệp Bác không lên phònggiám đốc mà xuống thẳng nhà bếp, nhà vệ sinh xem doanh nghiệp chăm lo đời sốngngười lao động thế nào. Về người Việt Namdùng hàng Việt Nam,Bác bảo “đồng bào ta nồng nàn yêu nước nên rất muốn dùng hàng của ta sản xuất,nhưng trước nhất người sản xuất phải làm hàng tốt và rẻ”. Bác bảo “người sảnxuất phải giữ chữ tín, phải thực thà, không nên làm hàng trưng bày thì tốt màhàng bán thì xấu”…Bác nói “Những người sản xuất phải tập hợp lại thì mới có thểsản xuất được nhiều, tốt không là phí tài năng và thời gian…”, nghĩa là Báckhuyên phải lập phường, lập hội, phải liên kết kinh doanh…vv

Những chỉ dẫn về tái cấu trúc như vậy không chỉ là nhữngđiều cao xa trong giáo trình kinh tế học hiện đại của phương Tây mà còn lànhững điều căn dặn giản dị, ngắn gọn trong những bài nói, bài viết của Bác Hồ50 – 60 năm về trước. Đổi mới, tái cấu trúc ở Việt Nam là trở lại với tư tưởng Hồ ChíMinh, tôi tin là thế và muốn chia sẻ với các doanh nhân.

Để hỗ trợ, đồng hành với doanh nhân tôi đề nghị các cấpchính quyền hãy giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiên định thể chế kinh tế thịtrường để định hướng tái cấu trúc cho doanh nghiệp. Các công chức và cơ quanChính quyền hãy  tận tâm giúp giới công thương như Bác Hồ đã dạy. Tôi rấttâm đắc với khẩu hiệu hành động của một số địa phương, “Doanh dân phát tài thìđịa phương phát triển”. “Thành công của doanh  nghiệp là nghĩa vụ củachính quyền, thất bại của doanh nghiệp là trách nhiệm của chính quyền”. Tôi hyvọng những thông điệp như thế sẽ lan tỏa. Với vài lời như vậy tôi muốn khởiđộng cho cuộc đối thoại “Doanh nhân giữ vững niềm tin vượt lên thử thách” hômnay…

 

TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại& Công nghiệp Việt Nam

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *