Tư vấn hỏi đáp

Giải đáp thắc mắc

Tiêu đề Giải đáp thắc mắc Ngày đăng 2015-10-22
Tác giả Admin Lượt xem 1238

Hỏi: Đề nghị giải thích Điểm 7.3
nằm trong “Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ
kế toán”. Cụ thể:  “Đối với Báo
cáo Kết quả hoạt động kinh doanh …: ……., cột “kỳ trước” trình
bày số liệu của 12 tháng trước tương đương với kỳ kế toán năm hiện tại”.

Ví dụ, DN có kỳ kế toán năm 2014
theo năm dương lịch. Năm 2015, DN chuyển sang áp dụng kỳ kế toán năm bắt đầu từ
01/4 năm trước đến 31/3 năm sau. Trong ví dụ được nêu chỉ đề cập tới việc trình
bày BC KQHĐKD cho niên độ từ 01/04/15 đến 31/03/16 (đủ 12 tháng). Còn giai đoạn
chuyển tiếp (chỉ 3 tháng – từ 01/01/15 đến 31/03/15) thì sao ạ? Trong BC KQHĐKD,
cột kỳ trước của giai đoạn này, có phải mình sẽ trình bày số liệu của niên độ
trước từ 01/01/14 đến 31/12/14 không ạ? (chinh.ngo@freshfields.com).

Trả lời: Đoạn 30 và 31 của Chuẩn
mực kế toán Việt Nam  (VAS) số 21, quy
định:

“Các thông tin bằng số liệu trong
báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương
ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước…… Và

Khi thay đổi cách trình bày hoặc
cách phân loại các khoản, mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại
các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo
khả năng so sánh với kỳ hiện tại, …..”.

 Căn cứ vào quy định của VAS số 21 nêu trên,
nên tại Điều 103 của TT 200/2014/TT- BTC, Đối với BCKQKD và báo cáo lưu chuyển
tiền tệ: Số liệu kể từ thời điểm thay đổi kỳ kế toán đến cuối kỳ báo cáo đầu
tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”. Cột “kỳ trước” trình bày số liệu của 12
tháng trước tương đương với kỳ kế toán năm hiện tại”. Theo đó, khi DN thay đổi
từ kỳ kế toán theo năm dương lịch (1/1 – 31/12 hàng năm) sang áp dụng kỳ kế
toán khác năm dương lịch (từ 1/4/năm này đến 31/3/ năm sau) nên cần phải lập
lại BCKQHĐKD (Cột đầu kỳ) phù hợp với kỳ kế toán mới (1/4/2015 – 31/3/2016) để
phục vụ cho mục đích so sánh với kỳ kế toán năm 2015 (1/4/2014 – 31/3/2015).
BCKQKD của DN từ ngày 1/1/2015 đến 31/3/2015, DN vẫn lập bình thường theo quy
định hiện hành

Lưu ý: Lập lại số liệu đầu kỳ của
BCKQHĐ năm 2015 chỉ để phục vụ mục đích so sánh, mà không phải lập lại BCKQHĐ
của năm 2014, vì BCKQHĐKD năm 2014 là BCTC có tính pháp lý không được thay đổi
số liệu.

Tại Điều 103 của TT 200/2014/TT –
BTC. “Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ kế toán,
quy định: Khi thay đổi kỳ kế toán, ví dụ đổi kỳ kế toán từ năm dương lịch sang
kỳ kế toán khác năm dương lịch, doanh nghiệp phải tiến hành khoá sổ kế toán,
lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc: Việc thay đổi kỳ kế toán phải tuân thủ
theo quy định của Luật Kế toán. Khi thay đổi kỳ kế toán năm, kế toán phải lập
riêng Báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán của năm tài chính cũ và
năm tài chính mới, ví dụ: Doanh nghiệp có kỳ kế toán năm 2014 theo năm dương
lịch. Năm 2015, doanh nghiệp chuyển sang áp dụng kỳ kế toán năm bắt đầu từ 1/4
năm trước đến  31/3 năm sau. Trường hợp
này, doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính riêng cho giai đoạn từ 1/1/2015
đến 31/3/2015”.

Hỏi: “Điều 23. Nguyên tắc kế
toán Hàng tồn kho:  Đối với vật tư, thiết
bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản
xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên
Bảng Cân đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn” Tôi muốn hỏi, trên
12 tháng là tính như thế nào?

Trả lời: Căn cứ quy định tại TT
200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014, thì: Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay
thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh
thông thường tính từ ngày khóa sổ lập BCTC thì được trình bày là tài sản dài
hạn trên Bảng cân đối kế toán theo giá trị TS thuần (GT vật tư, thiết bị, phụ
tùng thay thế đang ghi sổ kế toán trừ (-) đi số dự phòng giảm giá đã lập cho số
vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế này). Ví dụ: Khóa sổ để lập BCTC năm 2015 (31/12/2015)
thì số vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế công ty bạn dự trữ để sữa chữa TSCĐ
cho từ năm 2017 trở về sau thì bạn  
trình bày là TSDH chỉ tiêu mã số 263 trên BCĐKT.

Như vậy, bạn cần lưu số dư trên
TK 1534 bao gồm cả chỉ tiêu hàng tồn kho và TSDH, khi trình bày BCTC cần căn cứ
quy định trên để trình bày chỉ tiêu hàng tồn kho theo giá trị ghi sổ kế toán
của số vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ nhỏ hơn hoặc
bằng 12 tháng hoặc nhỏ hơn hoặc bằng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông
thường và chỉ tiêu TSDH./.

Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *