Trong bối cảnh doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay trong nước, các định chế tài chính quốc tế có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam và các nước ASEAN nhằm thúc đẩy thương mại trong khối ASEAN và giao thương giữa ASEAN – EU, đồng thời, hỗ trợ các công ty hoạt động tại ASEAN và EU dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh tại hai khu vực.
Đây là nhận định của ông Louis Taylor, Giám đốc điều hành Standard Chartered (Việt Nam) chia sẻ tại Buổi họp báo với chủ đề “Kinh tế Việt Nam và tầm quan trọng của hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN” vào ngày 7/3, nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN – EU lần thứ 3 được tổ chức tại Hà Nội từ 8-9/3.
Thực tế, giao dịch thương mại của Việt Nam với ASEAN và EU đã tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 năm qua. Trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng 20%, vượt qua các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, dù có nền tảng thấp song xuất khẩu đồ điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc ở mức 85,9% trong năm 2012, trong đó, lợi thế về chi phí trong nước đã gúp Việt Nam trở thành một thị trường lắp ráp đồ điện tử mới có khả năng cạnh tranh cao.
Theo nhận định của Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á – NeerajSwaroop, ASEAN hiện đang là một trong ba đối tác thương mại quan trọng nhất củaViệt Nam.Hội nhập kinh tế ASEAN sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam,giúp tăng cường vốn và dòng chảy đầu tư và xuất khẩu là nhân tố động lực giúptăng trưởng kinh tế Việt Namtrong năm 2013. Thương mại trong khối ASEAn sẽ tiếp tục tăng trưởng bởi cácquốc gia Đông Nam Á nhờ hành lang thương mại mới để giảm sự phụ thuộc vào ChâuÂu và Mỹ. Dự kiến sẽ có sự dịch chuyển sản xuất từ các nước đang phát triểnkhác sang Việt Nam để hưởng lợi thương mại trong trước mắt và vài năm tới khicác hiệp định tự do thương mại được ký kết.
Cũng theo ông Neeraj, đây chính là thời điểm tốt cho doanh nghiệpViệt Nam hội nhập quốc tế bởi hiện Việt Nam đang có sự hiện diện mạnh mẽ, làthị trường sản xuất với khả năng cạnh tranh mạnh hơn. Tuy nhiên, cơ sở hạtầng như giao thông, đường… cần được cải thiện hơn nữa để việc vận chuyển giữacác nước với Việt Nam và Việt Nam ra các thị trường trong khu vực được dễ dàng,nhờ đó, Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất hàng hóa của khu vực.
Muốn vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải cần một nguồn vốn lớn.Điều này có thể được Standard Chartered cam kết hỗ trợ mạnh mẽ và lâu dài bởitheo nhận định, Việt Namsẽ là thị trường tương lai với hầu hết các nền kinh tế khác. Đại diện StandardChartered Việt Nam cũng tin rằng: Là ngân hàng đã hoạt động tại ASEAN trên 150năm và là ngân hàng quốc tế duy nhất có mặt trên tất cả 10 thị trường ASEAN,Standard Chartered có tiềm lực tốt nhất để hỗ trợ các công ty hoạt động tạiASEAN và EU dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh tại cả 2 khuvực.
(T.Hương)
Theo www.mof.gov.vn