Tin trong nước

CHÍNH SÁCH MỚI VỀ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG

Tiêu đề CHÍNH SÁCH MỚI VỀ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG Ngày đăng 2015-08-24
Tác giả Admin Lượt xem 511

1. Quy định mới về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Theo Thông tư 24/2015/TT-BTC quy định về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong
lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển thì:

– Ca làm việc tối đa 12 giờ và phiên làm việc
tối đa 28 ngày đối với người lao động làm việc thường xuyên. 

– Ca làm việc tối đa 12 giờ và phiên làm việc
tối đa 45 ngày đối với người lao động làm việc không thường xuyên. 


Đồng thời, tổng số giờ làm việc và giờ làm thêm
của người lao động không quá 14 giờ/ngày, không quá 50 giờ/phiên làm việc và
trong mọi trường hợp không quá 300 giờ/năm.


Trường hợp đặc biệt như trong tình trạng khẩn
cấp về quốc phòng, an ninh… người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao
động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị tính vào giới hạn số giờ làm
thêm trong ngày và trong phiên làm việc trên. 

Xem chi tiết tại Thông tư 24/2015/TT-BCT có hiệu
lực từ ngày 01/10/2015.


2. Hướng dẫn nghỉ việc
không hưởng lương và nghỉ ốm đau


Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành
Công văn 3319/LĐTBH- ATLĐ  về
nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau đối với cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động gửi Bộ Nội vụ.

– Theo Nghị định 45/2013/NĐ-CP, nếu người sử
dụng lao động đồng ý cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương hoặc nghỉ
ốm đau thì thời gian vượt quá không được tính vào thời gian được coi là thời
gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hàng năm.

– Pháp luật về lao động hiện hành không quy định
thời gian nghỉ không lương tối đa, chỉ quy định “người lao động thỏa thuận với
người sử dụng lao động để được nghỉ không hưởng lương”.

– Theo Bộ luật lao động  và Nghị định
45/2013/NĐ-CP thì công chức, viên chức được áp dụng quy định về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi tại 02 văn bản này trừ trường hợp văn bản pháp luật
liên quan có quy định khác.


Vì vậy, nếu không có quy định riêng thì công
chức, viên chức được áp dụng 02 quy định trên như người lao động.

Công văn 3319/LĐTBXH-ATLĐ được ban hành vào ngày
19/8/2015.


3. Thương lượng bồi
thường thiệt hại khi đình công bất hợp pháp


Theo Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH, việc thương
lượng bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp tại Khoản 3
Điều 36 Nghị định 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

– Trường hợp tổ chức công đoàn lãnh đạo đình
công không đồng ý với một trong các nội dung chủ yếu trong văn bản yêu cầu bồi
thường thiệt hại của người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì trong thời hạn 05 ngày
làm việc, tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công có văn bản yêu cầu NSDLĐ tổ chức
thương lượng.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, NSDLĐ trao
đổi, thống nhất với đại diện tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công về thời gian,
địa điểm, thành phần tham gia phiên họp thương lượng bồi thường thiệt hại.

– Phiên họp thương lượng bồi thường thiệt hại
phải được lập biên bản, có chữ ký của các bên tham gia thương lượng và của
người ghi biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất
(nếu có), những nội dung còn ý kiến khác nhau. 

– Nếu hai bên thống nhất nội dung thương lượng
thì hai bên có trách nhiệm thực hiện theo nội dung đã đạt được thỏa thuận;
trường hợp không thống nhất nội dung thương lượng thì một trong hai bên có
quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.


Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH sẽ có hiệu lực từ
ngày 15/9/2015.

Theo Thuvienphapluat.vn

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *