Thực tiễn cho thấy Chât lượng dịch vụ Kế toán với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Kế toán kiểm toán là hai vấn đề có liên quan hữu cơ mật thiết với nhau, tác động chế ngự nhau, trong những trường hợp nhất định nếu không kiểm soát chặt chẽ những nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp, nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán đề ra nhữngnguyên tắc cơ bản gồm:‘Độc lập; Chính trực; Khách quan; Năng lựcchuyên môn và tính thận trọng; Tính bảo mật; Tư cách nghề nghiệp; Tuân thủchuẩn mực chuyên môn’.
“Độc lập” là nguyên tắc hành nghề cơ bảncủa kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán, nó đòi hỏi:
-Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán viên hànhnghề và người hành nghề kế toán phải thực sự không bị chi phối hoặc tác độngbởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực,khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.
-Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểmtoán hoặc làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợikinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chiphối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụhàng hóa.
-Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểmtoán hoặc làm kế toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt(như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là người trong bộ máy quảnlý diều hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng, phóphòng và các cấp tương đương) trong đơn vị khách hàng.
-Kiểm toán viên hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kếtoán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quảnlý, tư vấn tài chính, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng. Ngượclại, người làm dịch vụ kế toán không được làm kiểm toán cho cùng một kháchhàng.
-Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, nếu có sự hạn chế vềtính độc lập thì kiểm toán viên hành nghề, người hành nghề kế toán phải tìm mọicách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không thể loại bỏ được thì phải nêu rõ điềunày trong Báo cáo kiểm toán hoặc Báo cáo dịch vụ kế toán.
Thực hiện nguyên tắc “độc lập” của chuẩnmực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán, Các đơn vị dịch vụ kế toán phổ biếnđã thực hiện yêu cầu người hành nghề kế toán tại đơn vị phải cam kết chấp hành“Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán” tại hợp đồng lao động, ngoàira đơn vị dịch vụ còn yêu cầu ngừơi hành nghề kế toán làm bản cam kết chung, tựnguyện chấp hành các nguyên tắc cơ bản của “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kếtoán kiểm toán”.
Nhiều đơn vị dịch vụ đã làm như vậy và yêntâm rằng nguyên tắc “độc lập” của “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểmtoán” sẽ được chấp hành tốt. Qua kiểm soát chấp hành chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp kế toán kiểm toán ở một số đơn vị dịch vụ cho thấy làm như vậy vẫn chưaổn, vì người hành nghề có thể độc lập với khách hàng này, nhưng lại không độclập với khách hàng khác, và bản thân đơn vị dịch vụ cũng khó có thể nắm hết cácmối quan hệ lợi ích của người hành nghề với khách hàng.
Thực tiễn các đơn vị dịch vụ kế toán hàngnăm có đến hàng trăm khách hàng, với nhiều hợp đồng dịch vụ khác nhau. Việcphân công từng nhân viên, kế toán viên đảm nhận từng loại dịch vụ cho từngkhách hàng cũng thường xuyên thay đổi theo yêu cầu của công tác quản trị củađơn vị dịch vụ. Do vậy, để chấp hànhtốt “chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán” và đặc biệt là chấp hànhnội dung của nguyên tắc “độc lập”, Các đơn vị dịch vụ kế toán cần thực hiện tốtmột số biện pháp sau:
– Phải tăng cường việc nâng cao nhận thức cho người hành nghề về cácnguyên tắc cơ bản của ‘chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán”, đăcbiệt là nội dung của nguyên tắc “độc lập”, mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm,nghĩa vụ của người hành nghề trước pháp luật đối với việc chấp hành nhữngnguyên tắc cơ bản của chuẩn mực này.
– Khi phân công khách hàng cho người hànhnghề thực hiện dịch vụ, đơn vị dịch vụ cần có quyết định phân công bằng văn bản, trên cơ sở đó yêu cầungười hành nghề cam kết đảm bảo chấp hành các nội dung của nguyên tắc “độc lập”với khách hàng được phân công và chấp hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kếtoán kiểm toán. Quyết định của đơn vị và cam kết của người hành nghề cần lưutheo hồ sơ hợp đồng dịch vụ của khách hàng
– Đơn vị dịch vụ cần lập hồ sơ hợp đồnglao động của người hành nghề theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng laođộng, đảm bảo đầy đủ các thủ tục hành chính nhà nước quy định đối với hồ sơngười lao động. Qua hồ sơ đơn vị dịch vụ cần nắm những mối quan hệ cơ bản củangười hành nghề.
– Đơn vị dịch vụ cần tăng cường công tác quản lý đối với nguòi hànhnghề, khi phát hiện có vi phạm, đơn vị phải có quyết định điều chỉnh khắc phụckịp thời. Người hành nghề có trách nhiệm báocáo kịp thời với lãnh đạo đơn vị dịch vụ khi thấy mình không còn đủ các điềukiện đảm bảo chấp hành nội dung của nguyên tắc “độc lập”.
Chấp hành tốt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán và các nộidung của nguyên tắc “độc lập” sẽ tạo điều kiện cho đơn vị dịch vụ nâng cao chấtlượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu và uy tín của mình với khách hàng, mởrộng thị trường và nâng cao giá trị dịch vụ.
Phạm Công Tham
Phó chủ tịch VAA, Trưởng Ban quản lý hành nghềkế toán