Chế độ kế toán doanh nghiệp (DN) ban hành
theo QĐ 15 đến nay đã trải qua 9 năm thực hiện và đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù
hợp với Thông lệ và Chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam. Để
đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn mới, thúc đẩy môi trường đầu tư
kinh doanh và hội nhập quốc tế, ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành haiThông
tư quan trọng là Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán (CĐKT) DN thay
thế QĐ15 và Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài
chính (BCTC) hợp nhất.
1. Nguyên tắc xây dựng Thông tư
–
Phục vụ tối đa cho yêu cầu quản lý của thực tiễn, bao quát được hoạt động của
các lĩnh vực, loại hình và có tính khả thi cao.
–
Cập nhật tối đa các thông lệ quốc tế hiện hành, phù hợp với đặc điểm của Việt
Nam, vì vậy CĐKT DN lần này có tính phù hợp với các thông lệ quốc tế cao.
–
Xác định rõ các nguyên tắc có tính bắt buộc và những nội dung mang tính hướng dẫn
(ví dụ các mẫu chứng từ, mẫu số kế toán DN có quyền lựa chọn áp dụng theo mẫu
thiết kế của Bộ Tài chính hoặc DN tự thiết kế mẫu thích hợp nhưng phải đảm bảo
tính hợp lệ và hợp pháp).
–
Tôn trọng bản chất của giao dịch kinh tế hơn là hình thức thể hiện.
–
Tách biệt giữa kỹ thuật ghi sổ kế toán và yêu cầu lập trình bày BCTC.
–
Đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và dễ làm, tiết kiệm chi phí kế toán.
2. Nội dung mới trong CĐKT DN ban hành
kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014
2.1. Chứng từ kế toán
CĐKT
lần này chỉ quy định các nội dung mang tính nguyên tắc cơ bản về chế độ chứng từ
kế toán mang tính chất chi tiết hóa một số quy định về chứng từ kế toán tại Luật
Kế toán năm 2003 và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP như: Hệ thống mẫu biểu chứng từ,
lập và ký chứng từ kế toán, trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ, dịch chứng
từ kế toán ra tiếng Việt; sử dụng quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế
toán.
Về
danh mục chứng từ và mẫu biểu chứng từ kế toán: Bộ Tài chính chỉ ban hành kèm
theo Thông tư danh mục chứng từ (phụ biểu số 03) mà không ban hành mẫu chứng từ
kế toán cụ thể. Các DN có thể mua sẵn mẫu biểu theo mẫu biểu Bộ Tài chính hướng
dẫn hoặc tự thiết kế, tự in. Tuy nhiên, nếu DN tự thiết kế, tự in thì các mẫu
chứng từ tối thiểu phải đảm bảo các nội dung cần thiết chủ yếu của chứng từ quy
định tại Điều 17 Luật Kế toán năm 2003.
2.2. Sổ kế toán
Tương
tự như chế độ chứng từ kế toán, Thông tư 200/20104/TT-BTC chỉ quy định các
nguyên tắc về sổ kế toán và hình thức sổ kế toán, gồm: Trách nhiệm của người giữ
và ghi sổ kế toán; mở và ghi sổ kế toán và chữ ký; sửa chữa sổ kế toán và danh
mục sổ kế toán (phụ lục số 04).
Theo
tinh thần của Thông tư này, đối với việc thực hiện chế độ sổ kế toán có độ mở và
linh hoạt cao.
Thứ nhất, là không bắt buộc các DN phải áp dụng thống nhất một
hình thức sổ kế toán cụ thể mà có thể vận dụng nhiều hình thức để đảm bảo việc
ghi sổ được thuận tiện, rõ ràng, minh bạch.
Thứ hai, là các mẫu sổ DN cũng có quyền lựa chọn hoặc là vận
dụng mẫu sổ kế toán do Bộ Tài chính hướng dẫn hoặc DN tự thiết kế, xây dựng
riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của DN mình.
2.3. Về tài khoản (TK) kế toán
2.3.1 Nguyên tắc thiết kế TK kế toán
a)
Sắp xếp và tên gọi TK: Thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng đối tượng quản lý hơn
là phân biệt ngắn hạn và dài hạn; tôn trọng bản chất hơn là hình thức (ví dụ:
các TK phản ánh nợ phải trả về vay vốn của QĐ 15/2006/QĐ- BTC nay được tập hợp
vào một TK đó là TK341 – Vay và nợ thuê tài chính. TK này gồm các nội dung của
các TK 311, 342, 341 của CĐKT DN cũ)
b)
Thiết kế lại các TK đầu tư tài chính trên cơ sở áp dụng các quy định của CMKT
quốc tế số 39 và IFRS 07, 02,…
c)
Các nội dung phản ánh của TK không bị ảnh hưởng các quy định của chính sách thuế
mà tôn trọng quy định của CMKT để tối đa hoặc mục đích của kế toán là “Trung thực, hợp lý và minh bạch”.
d)
Tách biệt kỹ thuật hạch toán và kỹ thuật trình bày BCTC
2.3.2 Nội dung đổi mới của các TK kế
toán (kỳ sau)
Ths. Hà Thị Tường Vy*
* VAA
Ths. Nguyễn Hà Lê**
** Cty Kiểm toán E&Y
(Theo: TapchiKetoanvaKiemtoan)