Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bên cạnh sự ra đời và phát triển của hàng loạt các doanh nghiệp (DN), cần thiết phải hình thành và phát triển các DN có quy mô lớn nhằm thực hiện hàng loạt mục tiêu như nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập, định hướng, điều tiết thị trường, tăng sức mạnh về vốn, về sản phẩm, vềthị trường… Các DN có quy mô lớn này được hình thành từ các DN thành viên và các DN liên kết có quan hệ với nhau về vốn, đầu tư, tài chính, công nghệ, thông tin,đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các DN tham gia liên kết, gọi là tổ hợp các DN hoạt động theo mô hình Cty mẹ – Cty con.
Các DN hoạtđộng theo mô hình Cty mẹ – Cty con là một tổ hợp các DN gồm Cty mẹ và các Ctycon. Cty mẹ (Parent company) là một thực thể pháp lý có ít nhất một đơn vịthuộc quyền kiểm soát – Cty con (Subsidiary). Cty con là thực thể pháp lý bịkiểm soát bởi Cty mẹ. Cty mẹ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều hơn 50% sốphiếu bầu; hoặc sở hữu 50% số phiếu bầu hoặc ít hơn nhưng nắm quyền đối với hơn50% số phiều bầu theo sự thỏa thuận với các cổ đông khác. Vì vậy, Cty mẹ nắmquyền kiểm soát chuỗi giá trị trong tổ hợp các DN hoạt động theo mô hình Cty mẹ- Cty con, là đầu mối liên kết các đơn vị thành viên với nhau, nắm quyền kiểmsoát, chi phối các quyết sách, chiến lược phát triển nhân sự, chi phối hoạtđộng của các đơn vị thành viên thông qua nắm giữ đa số vốn điều lệ hay quyềnkiểm soát chi phối đối với các đơn vị thành viên đó.
Trên thực tế,tại Việt Nam có rất nhiều DN hoạt động theo mô hình Cty Mẹ – Cty con dưới têngọi là các tập đoàn kinh tế, có thể do Nhà nước lập ra hoặc thuộc sở hữu tưnhân nằm rải rác ba miền Tổ quốc. Trong xu thế phát triển chung của nền kinhtế, các DN cần liên doanh, liên kết, cổ phần hóa, mở rộng quy mô để tăng lợithế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường nên đòi hỏi có cách quản lý phải côngkhai, minh bạch hơn đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả kinh doanh.Một trong các công cụ hữu hiệu để tăng cường việc quản lý công khai, minh bạchcho hệ thống các DN hoạt động theo mô hình Cty mẹ – Cty con là hoạt động kiểmtoán báo cáo tài chính hợp nhất (BCTCHN) của các DN hoạt động theo mô hình này.Trong đó, công tác nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các DNhoạt động theo mô hình Cty mẹ – Cty con là công tác được KTV chú trọng hàng đầukhi thực hiện kiểm toán BCTCHN. Trước khi tiến hành kiểm toán, KTV luôn thựchiện việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) của các DNhoạt động theo mô hình Cty mẹ – Cty con để đạt được những hiểu biết, những đánhgiá cơ bản về tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống này, từ đó nhận diện và điđến đánh giá rủi ro kiểm soát. Trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm soát trong đơnvị là cao hay thấp, KTV sẽ dự kiến khối lượng công việc, quy mô mẫu, phạm vi kiểmtoán, phương pháp kiểm toán và nhân sự kiểm toán. Việc nghiên cứu HTKSNB vàđánh giá rủi ro kiểm soát diễn ra trong suốt các quá trình trên. Tuy nhiên,trên thực tế, công việc này được KTV chú trọng chủ yếu ở khâu khảo sát, đánhgiá đơn vị trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
HTKSNB bao gồmcác quy định, các chính sách, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát đượcthiết kế và vận hành nhằm quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị và giúp chonhà quản lý đạt được các mục tiêu cụ thể là bảo vệ tài sản, đảm bảo độ tin cậycủa thông tin, sự tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo hiệu quả hoạtđộng. Các DN hoạt động theo mô hình Cty mẹ – Cty con với những đặc thù về sởhữu, tính đa dạng về cơ cấu tổ chức, tính đa dạng về lĩnh vực và ngành nghề kinhdoanh, quy mô lớn về vốn, lao động và phạm vi hoạt động tạo nên những điểm khácbiệt về HTKSNB trong Cty mẹ và các Cty con, Cty thành viên. Từ đó ảnh hưởngtrọng yếu tới công tác nghiên cứu và đánh giá HTKSNB trong quá trình kiểm toán.
Do đó, để đảmbảo đưa ra được những đánh giá thích hợp về rủi ro kiểm soát khi nghiên cứu,đánh giá về HTKSNB của các DN hoạt động theo mô hình Cty mẹ – Cty con, KTV cầnlưu ý một số đặc điểm cơ bản về HTKSNB của các DN hoạt động theo mô hình nàynhư sau:
Thứ nhất, vềđặc thù quản lý, trong các DN hoạt động theo mô hình Cty mẹ – Cty con, Cty mẹcó quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động Cty con thông qua đại diệncủa Cty mẹ trong Hội đồng quản trị của các Cty con nên nhận thức của nhà quảntrị cấp cao tại Cty mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế và vận hành HTKSNBtại Cty mẹ và tại các Cty con. KTV cần nắm rõ vấn đề này, từ đó có thể đánh giárủi ro kiểm soát của mô hình DN này một cách thích hợp nhất.
Nếu nhà quảntrị cấp cao tại Cty mẹ thấy được vai trò của HTKSNB cũng như nắm bắt được đầyđủ các nhân tố cấu thành HTKSNB cộng với quyền chi phối các chính sách tàichính và hoạt động tại Cty con, nhà quản trị cấp cao luôn quan tâm đến việcthiết kế, vận hành các quy định, các chính sách và các bước và thủ tục kiểmsoát tại Cty mẹ và các Cty con thông qua việc ban hành điều lệ hoạt động, cácchính sách, các bước và thủ tục kiểm soát tại Cty mẹ; tham gia vào việc banhành điều lệ hoạt động, các chính sách, các bước và thủ tục kiểm soát tại Ctycon với quyền chi phối; thực hiện chỉ đạo và tổ chức cho các nhà quản trị cấpdưới, nhân viên tác nghiệp tại Cty mẹ và Cty con; tham gia thiết kế và vận hànhHTKSNB trong mọi cấp, mọi khâu tại Cty mẹ và các Cty con; nêu gương trong việctuân thủ các quy định, các chính sách và thủ tục kiểm soát tại Cty mẹ và cácCty con; chú trọng đến việc xây dựng văn hóa DN và sử dụng đầy đủ các công cụquản trị tại Cty mẹ và các Cty con… Từ đó mọi thành viên tại Cty mẹ và cácCty con sẽ nhận thức đúng đắn về HTKSNB và tuân thủ mọi quy định, chính sách vàthủ tục đã đề ra cũng như ngày càng hoàn thiện HTKSNB hiện có tại DN. Ngượclại, nếu HTKSNB bị coi nhẹ từ phía nhà quản trị cấp cao của Cty mẹ thì chắcchắn việc xây dựng và hoàn thiện các quy chế kiểm soát nội bộ tại Cty mẹ và cácCty con không được quan tâm một cách đúng mức. Hệ thống các chính sách, quyđịnh, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát lỏng lẻo, không đầy đủ, khôngphát hiện và ngăn ngừa được các rủi ro đối với hoạt động của Cty mẹ, Cty conđồng thời chúng cũng không được tuân thủ và vận hành có hiệu quả bởi các thànhviên trong Cty.
Thứ hai, về cơcấu tổ chức trong các DN hoạt động theo mô hình Cty mẹ – Cty con đề cập đến sựphân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa Cty mẹ và Cty con; giữa các Cty con vớinhau; giữa các bộ phận, cá nhân trong cùng Cty hoặc với đơn vị khác. Một cơ cấutổ chức hợp lý đảm bảo cho sự chỉ đạo, điều hành của nhà quản lý các cấp tạiCty mẹ và các Cty con được thông suốt và giúp cho việc kiểm soát lẫn nhau đượcduy trì thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Thứ ba, về mốiquan hệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu Cty mẹ và các Cty con trongcác DN hoạt động theo mô hình Cty mẹ – Cty con là các DN kinh doanh độc lập,không có ảnh hưởng lẫn nhau thì việc các Cty tối đa hóa lợi nhuận sẽ đóng gópnhiều nhất vào kết quả của tổ hợp DN này. Lúc đó nhà quản lý cấp cao Cty mẹ tậptrung vào việc định hướng, phê duyệt các chiến lược hoạt động và đầu tư vốn lớntại Cty con; kiểm tra kết quả báo cáo của các Cty con có đáng tin cậy, có đảmbảo khả năng duy trì trong tương lai và đúng với chiến lược đã được xây dựnghay không? Song trên thực tế, các Cty mẹ và Cty con trong cùng tập đoàn thườngcó quan hệ với nhau và mối quan hệ này ngày càng trở nên mật thiết hơn. ViệcCty mẹ, Cty con trong tập đoàn cùng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tương tựhay các mặt hàng thay thế, bổ trợ cho nhau sẽ dẫn đến hoạt động của Cty này ảnhhưởng đến hoạt động của Cty kia. Lúc này vai trò kiểm soát và điều tiết từ phíanhà quản lý cấp cao tại Cty mẹ sẽ được thể hiện rất rõ nét để đảm bảo mức độhoạt động của Cty mẹ hoặc từng Cty con nhằm tối đa hóa kết quả chung của toànbộ tập đoàn. Hoạt động kiểm soát này có thể thực hiện đối với lượng hàng bánra, mức giá bán, phân chia thị trường đầu vào, phân chia thị trường đầu ra…
Trong trườnghợp mô hình tổ chức của tập đoàn có Cty con là Cty tài chính thì vai trò kiểmsoát của nhà quản trị cấp cao Cty mẹ đối với các Cty con đó cũng có nhiều nộidung hơn nhằm kiểm soát rủi ro tại đó và rủi ro của các DN hoạt động theo môhình Cty mẹ – Cty con nói chung. Trường hợp Cty tài chính hoạt động trên cơ sởhuy động vốn và đầu tư vào các cơ hội kinh doanh kiếm lời, rủi ro lớn nhà quảntrị cấp cao Cty mẹ cần kiểm soát đối với Cty đó thông qua quy định về lĩnh vựcđầu tư, cơ cấu đầu tư, quy mô đầu tư, thời gian đầu tư…
Ngoài ra, cònrất nhiều yếu tố khác về công tác nhân sự, công tác kế hoạch, kiểm toán nội bộ,các nhân tố bên ngoài, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát, nguyên tắc kiểmsoát… thuộc về HTKSNB có sự khác biệt giữa các DN hoạt động theo mô hình Cty mẹ- Cty con và DN thông thường. Trong quá trình kiểm toán BCTCHN, KTV cần nắm rõnhững điểm nổi bật này, để nhận diện và đánh giá rủi ro kiểm soát một cáchthích hợp, từ đó có căn cứ để quyết định được phương pháp tiếp cận các thủ tụckiểm toán áp dụng đối với từng phần hành kiểm toán cũng như phạm vi thực hiệnkiểm toán chi tiết, bố trí thời gian, nhân sự kiểm toán phù hợp.
NCS, Th.s Vũ Thị PhươngLiên
Học viện Tài chính
Tài liệu thamkhảo
– Hệ thốngchuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;
– NCKH “Nângcao chất lượng công tác nghiên cứu và đánh giá HTKSNB các Tập đoàn Kinh tế Nhànước trong quá trình kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước thực hiện” của Kiểm toánNhà nước – năm 2013 – Chủ nhiệm đề tài: GS, TS Ngô Thế Chi và TS Phạm TiếnHưng.