1. Giới thiệu
Theo kết quả của Kiểm toán Nhà
nước, tình trạng trốn thuế, gian lận
thuế ở Việt Nam trong những năm
gần đây nghiêm trọng về quy mô,
mức độ với thủ đoạn ngày càng tinh
vi (Hồng Anh, 2019). Năm 2016,
tổng số tiền nợ thuế đã tăng lên
11.365 tỷ (Ngọc Bích, 2019). Năm
2017, số thuế truy thu và phạt xấp
xỉ 19.858 tỷ đồng. Năm 2018, tổng
số tiền thuế nợ đọng là 75.805 tỷ
(Duyên Duyên, 2019).
Riêng thuế thu nhập cá nhân
(TNCN), việc trốn thuế, gian lận
thuế cũng thường xuyên xảy ra, do
giao dịch tiền mặt vẫn là hình thức
chủ yếu, nên khó quản lý, giám sát.
Cuối năm 2018, Cục Thuế TP.HCM
đã có thông báo thu nhập của ông
T.Đ.T là hơn 41 tỷ đồng từ việc
cung cấp dịch vụ quảng cáo trên
Google, nhưng ông không chấp
nhận (Huấn Cao, 2019). Dựa trên
các bằng chứng thu thập được, Cục
Thuế đã đưa ra quyết định buộc ông
T.Đ.T phải trả tiền thuế và tiền phạt
do trốn thuế và nộp chậm, với tổng
số 4 tỷ đồng.
Vì vậy, việc tuân thủ thuế TNCN
được cơ quan thuế đặc biệt quan
tâm và nghiên cứu nhằm xác định
các nhân tố tác động đến tính tuân
thủ thuế của các cá nhân. Từ đó, cơ
quan thuế có những giải pháp, chính
sách nhằm nâng cao tính tự giác
tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Bài viết đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (ISSN 1859 – 1914), số 203, Tháng 8/2020 của Trương Thị Ngân* – * Trường Đại học Văn Lang.
(Email: banbientapvaa@gmail.com)
- Theo BBT