NHỮNGNỘI DUNG MỚI TRONG DỰ THẢO 08 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI
Bài 2:Chuẩn mực số 11: Hợp đồng xây dựng và Chuẩn mực kế toán số 16: Tài sản cố định hữu hình.
1. Chuẩn mực số 11: Hợp đồng xây dựng:
1.1. Bổ sung quy định doanh nghiệp phải ghi nhận ngay khoản lỗ dự kiến trong tương lai phát sinh từ hợp đồng xây dựng vào chi phí (Đoạn 22 và 36).
a. Nộidung vấn đề:
Khi tổngchi phí thực hiện hợp đồng xây dựng ước tính cao hơn tổng doanh thu hợp đồngthì khoản lỗ dự kiến phải được ghi nhận ngay vào chi phí để xác định kết quảkinh doanh.
b. Đánhgiá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
– Chuẩnmực kế toán “Hợp đồng xây dựng” của Việt Nam trước đây chưa có quy định cụ thểvề việc ghi nhận khoản lỗ dự kiến này, tuy nhiên Chuẩn mực kế toán “Các khoản dựphòng, tài sản và nợ tiềm tàng” (ban hành sau Chuẩn mực “Hợp đồng xây dựng”) cóyêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận các khoản dự phòng đối với nợ phải trả nóichung và bảo hành công trình xây dựng nói riêng. Việc bổ sung quy định phải ghinhận khoản lỗ dự kiến đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn (đã quy địnhở Chuẩn mực chung của Việt Nam), theo đó các khoản lỗ có khả năng phát sinh cầnphải được ghi nhận ngay.
– Việcxác định các khoản chi phí sẽ phát sinh đã nằm trong dự toán, đồng thời việc biếnđộng giá của các loại vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến hợp đồngxây dựng là hoàn toàn có thể xác định được do giá nguyên vật liệu, nhân công…đều dễ dàng xác định trên cơ sở giá thị trường. Vì vậy, quy định về việc ghi nhậnphần chi phí vượt doanh thu dự kiến của hợp đồng xây dựng là hoàn toàn khả thivà phù hợp với thực tiễn tại các doanh nghiệp xây dựng.
3.2. Bổsung thêm một số thuyết minh thông tin liên quan đến các khoản phải thu, phảitrả liên quan đến hợp đồng xây dựng (Đoạn 42)
a. Nộidung:
Trong đoạn42, yêu cầu doanh nghiệp thuyết minh thông tin cụ thể về các khoản phải thu, phảitrả cho khách hàng liên quan đến hợp đồng xây dựng và cách thức tính toán cáckhoản phải thu, phải trả (đoạn 43-44).
b. Đánhgiá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Việc yêucầu doanh nghiệp thuyết minh thông tin đối với các khoản phải thu, phải trảkhách hàng là nhằm cung cấp thêm thông tin cho người sử dụng BCTC. Các thôngtin này về cơ bản đã được trình bày gộp với các khoản phải thu, phải trả thươngmại khác trên BCĐKT, trên thuyết minh BCTC chỉ báo cáo thêm chi tiết nên việc bổsung quy định này là khả thi và phù hợp với thực tiễn.
2. Chuẩnmực kế toán số 16: Tài sản cố định hữu hình
2.1. Bổsung quy định về phạm vi ngoại trừ áp dụng Chuẩn mực (đoạn 03)
a. Nộidung
Chuẩn mựcnày không áp dụng đối với:
– Tài sảndài hạn nắm giữ để bán (Do thuộc phạm vi của CMKT “Tài sản dài hạn nắm giữ đểbán và hoạt động không liên tục”);
– Tài sản sinh học của hoạt động nông nghiệp (Thực hiện theo quy định của CMKT “Nông nghiệp”);
– Tài sản thăm dò và khai thác khoáng sản (Thực hiện theo CMKT “Thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản”);
b. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Các ngành khai khoáng, nông nghiệp, có các đặc thù, vì vậy, việc sử dụng tài sản cũng như xác định giá trị một số loại tài sản cố định của các ngành, lĩnh vực nêu trên cần có quy định riêng trong CMKT cho các ngành, lĩnh vực đó. Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu các CMKT cho ngành khai khoáng, nông nghiệp và dự kiến sẽ ban hành trong 2-3 năm tới nên việc bổ sung quy định về phạm vi ngoại trừ là cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tiễn.
4.2. Bổsung một số thuật ngữ (đoạn 06)
a. Nộidung
– Bổsung thuật ngữ “Giá trị đặc thù của đơn vị”: Là giá trị hiện tại của luồng tiềnmà đơn vị có được từ việc sử dụng tài sản liên tục và từ việc thanh lý tài sảnhoặc giá trị hiện tại của luồng tiền đơn vị phải gánh chịu khi thanh toán nợ phảitrả;
– Bổsung thuật ngữ “Lỗ giảm giá trị tài sản”: Là khoản chênh lệch giữa giá trị cònlại của tài sản vượt quá giá trị có thể thu hồi;
– Bổsung thuật ngữ “Giá trị sử dụng”: Là giá trị hiện tại của các luồng tiền dự kiếnthu được trong tương lại từ việc sử dụng tài sản.
b. Đánhgiá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Các thuậtngữ nêu trên không phải là thuật ngữ mới trong CMKTQT, tuy nhiên là thuật ngữ mớitrong CMKT Việt Nam vì có liên quan đến một số nội dung mới được bổ sung (đượctrình bày trong các mục sau). Vì vậy, việc bổ sung các thuật ngữ này là cần thiếtđể diễn giải các nội dung được bổ sung cho CMKT Việt Nam và phù hợp với thông lệquốc tế
4.3. Bổsung quy định về khoản chi phí tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng và khôi phục lại hiệntrạng ban đầu được tính vào nguyên giá TSCĐ (đoạn 16).
a. Nộidung
Các chiphí ước tính cho việc phá hủy, điều chuyển tài sản, khôi phục hiện trạng ban đầuđược tính vào nguyên giá của TSCĐ (ngoại trừ trường hợp các chi phí này đượctính vào giá trị hàng tồn kho).
b. Đánhgiá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
– Chuẩnmực kế toán Việt Nam trước đây chưa có quy định về việc tính chi phí ước tínhcho việc tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng, khôi phục hiện trạng ban đầu vào nguyêngiá TSCĐ do chi phí này chưa thực sự phát sinh tại thời điểm ghi nhận TSCĐ.
Tuynhiên, việc tháo dỡ, hoàn trả và khôi phục mặt bằng sau khi đã sử dụng TSCĐ làviệc làm bắt buộc theo quy định của pháp luật về môi trường, nằm trong yêu cầukỹ thuật khi sử dụng một số tài sản như giàn khoan, khai mỏ, xây dựng… Chuẩnmực quốc tế cũng quy định rõ các chi phí nêu trên mặc dù là chi phí ước tínhnhưng là cần thiết để được phép sử dụng TSCĐ, vì vậy, nguyên giá của TSCĐ cầnphải được bao gồm các loại chi phí này để doanh nghiệp có nguồn (thông qua khấuhao) để thực hiện các công tác về môi trường. Việc bổ sung quy định này vào Chuẩnmực sẽ giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vấn đề bảovệ môi trường và phù hợp với các nguyên tắc kế toán cơ bản là phải tính đúng, đủchi phí sử dụng tài sản.
– Việcxác định chi phí ước tính để khôi phục, hoàn trả mặt bằng là cần thiết và hoàntoàn có thể thực hiện được. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào thời gian và mức độ sử dụngTSCĐ, chi phí đã phát sinh trong quá khứ để xác định chi phí trong tương lại ởmức độ tương đối chắc chắn.
4.4. Sửađổi, bổ sung nguyên tắc và căn cứ xác định nguyên giá TSCĐ thông qua trao đổi(đoạn 24-26)
a. Nộidung
– Nguyêngiá TSCĐ có được thông qua giao dịch trao đổi được xác định bằng gia trị hợp lýcủa tài sản nhận về trừ khi giao dịch không mang yếu tố thương mại và giá trị hợplý của TSCĐ mang đi trao đổi và TSCĐ nhận về không xác định được một cách đángtin cậy.
– Đoạn25 và 26 đưa ra nguyên tắc xác định giao dịch trao đổi mang tính thương mại haykhông dựa vào các yếu tố rủi ro, thời gian và giá trị của các dòng tiền liênquan đến tài sản nhận về phải có sự khác biệt với tài sản mang đi trao đổi vàgiá trị đặc thù của đơn vị.
b. Đánhgiá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
Quy địnhnêu trên là phù hợp với quy định hiện hành của CMKT Việt Nam “Doanh thu và thunhập khác”, theo đó nếu trao đổi tài sản tương tự về bản chất thì không tạo radoanh thu nhưng nếu trao đổi tài sản khác nhau thì sẽ tạo ra doanh thu (đượccoi như một giao dịch mua và một giao dịch bán). Chế độ kế toán doanh nghiệp ViệtNam cũng có quy định tương tự trong trường hợp này và đã được thực tế chấp nhậntừ trước tới nay. Việc đưa quy định này vào CMKT “TSCĐ hữu hình” mang tính chấtnâng lên tầm Chuẩn mực đối với giao dịch trao đổi TSCĐ, vì vậy quy định nàyhoàn toàn khả thi và phù hợp với thực tiễn.
4.5. Bổsung mô hình đánh giá lại TSCĐ (đoạn 29 đến đoạn 34)
a. Nộidung
– Doanhnghiệp được lựa chọn mô hình giá gốc hoặc đánh giá lại TSCĐ;
– TSCĐcó giá trị hợp lý được xác định một cách đáng tin cậy có thể đánh giá lại theo giá trị hợp lý trừ hao mònlũy kế.
b. Đánhgiá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn:
– Môhình đánh giá lại là một quy định mới trong CMKT Việt Nam. Từ trước đến nay cácdoanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện đánh giá lại TSCĐ theo Quyết định của Nhà nước,khi cổ phần hóa, khi chuyển đổi hình thức sở hữu, khi mang TSCĐ đi góp vốnnhưng chưa tự đánh giá lại TSCĐ nếu không rơi vào các tình huống nêu trên.
– Môhình đánh giá lại TSCĐ là một trong những điểm thay đổi lớn nhất của CMKT đợtnày, theo đó sẽ làm thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa CMKT Việt Nam và CMKTQT. Kỹthuật đánh giá lại không phải là khó khăn đối với Việt Nam vì các doanh nghiệpkhi cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức sở hữu… đã thực hiện việc đánh giá lại.Mặt khác mô hình đánh giá lại cũng chỉ áp dụng đối với các TSCĐ mà giá trị hợplý có thể xác định được một cách tin cậy nên không có nhiều rủi ro đối vớithông tin trình bày trên BCTC.
– Mộttrong những khác biệt lớn nhất giữa CMKT Việt Nam và CMKTQT là mô hình đánh giálại TSCĐ và phương pháp giá trị hợp lý trong các CMKT khác. Nếu đợt sửa đổiCMKT lần này không cập nhật mô hình đánh giá lại TSCĐ thì sẽ làm giảm đáng kể ýnghĩa của việc ban hành lại CMKT Việt Nam.
– Tại thờiđiểm hiện nay, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có khả năng đánh giá lạiTSCĐ, tuy nhiên, để đảm bảo CMKT phù hợp với tương lai và ít phải thay đổi thìcác quy định đưa ra cần tính đến tầm nhìn dài hạn. Hơn nữa, doanh nghiệp khôngbị bắt buộc áp dụng mô hình đánh giá lại mà được phép lựa chọn giữa mô hình giágốc và mô hình đánh giá lại (nếu phù hợp với đặc thù và trình độ quản lý củadoanh nghiệp). Trong văn bản hướng dẫn CMKT cũng có thể quy định trước mắt chophép các công ty niêm yết lựa chọn áp dụng thí điểm, sau một thời gian sẽ mở rộngđối tượng áp dụng cho các công ty phải kiểm toán báo cáo tài chính theo Luật Kiểmtoán độc lập.
Trịnh Đức Vinh
Thành viên Ban Nghiên cứu pháp luật và Tư vấn – VICA