Nghiên cứu trao đổi

PVN sớm triển khai kế hoạch năm 2015 trong điều kiện giá dầu giảm nhằm hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (2011 – 2015)

Tiêu đề PVN sớm triển khai kế hoạch năm 2015 trong điều kiện giá dầu giảm nhằm hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) Ngày đăng 2015-04-15
Tác giả Admin Lượt xem 423

Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2014
và triển khai kế hoạch năm 2015. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đến dự
và thay mặt Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN kiên
quyết phải thực hiện các mục tiêu trọng yếu. Nhất là, nhiệm vụ tìm kiếm, thăm
dò và khai thác dầu khí hiệu quả, vững chắc với quy hoạch phát triển lâu dài,
ổn định; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Mặc dù, các ngành kinh tế trong
các lĩnh vực khác cũng đang phát triển trong cơ cấu kinh tế đất nước song
PetroVietnam đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, năm
2014 vẫn đóng góp đến 21 % trong Ngân sách Nhà nước (trong đó từ xuất khẩu dầu
thô chiếm khoảng 10%) và vẫn có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế,
đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển bằng việc sử
dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh là: Tìm kiếm thăm dò và khai thác Dầu khí, chế biến và kinh doanh
các sản phẩm dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp điện và các dạng dịch vụ kỹ
thuật dầu khí. Tập đoàn luôn đề cao việc phát triển bền vững với bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng, góp phần tăng cường sức mạnh bảo
vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Bước
vào năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, và chiến lược 10
năm 2006 – 2015, với một tập thể các thế hệ lãnh đạo và người lao động đoàn kết,
trí tuệ, chung sức chung lòng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Sau
gần 10 năm thực hiện chiến lược 2006 – 2015, Tập đoàn đã hoàn thiện chuỗi giá
trị dầu khí, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về quản lý và điều hành trên cơ
sở hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện tốt kết luận 41 của Bộ Chính trị, thông
báo số 148 của Bộ Chính trị; Luật Doanh nghiệp, Luật Dầu khí do Quốc hội thông
qua, Điều lệ tổ chức và hoạt động cũng như Quy chế Tài chính của Tập đoàn được
Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Giai
đoạn đến nay đã bổ sung được nhiều cán bộ trẻ có năng lực, đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật công nghệ và quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và đặc
thù trong tập đoàn, kể cả cán bộ công tác Đảng và các đoàn thể không ngừng lớn
mạnh cả về chất và lượng. Hội Dầu khí Việt Nam tập trung các nhà khoa học, quản
lý luôn đứng bên, sát cánh tư vấn và hỗ trợ tập đoàn trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh cũng như làm tốt công tác tư vấn, phản biện.

Hoạt
động Dầu khí giai đoạn 2011- 2014 vừa qua tiếp tục đảm bảo là mục tiêu thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, những năm qua đã được lan rộng trong tất
cả các khâu từ thượng nguồn đến trung nguồn và hạ nguồn cũng như các khâu
thương mại và dịch vụ Dầu khí. Với các hoạt động Dầu khí trong và ngoài nước
tích cực. Như vậy, đã đảm bảo cho chiến lược an ninh năng lượng, an ninh lương
thực của nước ta. Các chỉ tiêu tập đoàn đạt được của giai đoạn 2011- 2014 đã
được lãnh đạo và người lao động Dầu khí triển khai thực hiện vượt mức ở tất cả
các khâu chủ yếu  được Chính phủ giao
trên tất cả các lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác Dầu khí được triển khai
tích cực ở trong và ngoài nước, công tác khảo sát, điều tra cơ bản, kêu gọi đầu
tư nước ngoài vào những khâu còn mở, vùng nước sâu và xa bờ thu được những kết
quả quan trọng. Có nhiều phát hiện Dầu khí mới cả trong và ngoài nước và nhiều
hợp đồng Dầu khí được ký kết. Các mỏ Dầu Khí được khai thác an toàn và hiệu quả
ở cả trong và ngoài nước. Kiểm soát tốt tiến độ phát triển mỏ, tổng sản lượng
khai thác Dầu khí các năm qua đạt vượt 
kế hoạch qua các năm.

Các
đường ống dẫn khí được vận hành an toàn và hiệu quả, đảm bảo tốt công tác duy
tu bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cấp khí theo đúng lộ trình kế hoạch và tiến độ
mang lại hiệu quả cao về kinh tế và khoa học công nghệ. Đã cung cấp trên hàng
chục tỷ mét khối khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp và dân cư trong nước. Hàng
năm đã đảm bảo cung cấp khí để sản xuất Điện tại tổ hợp Điện Phú Mỹ, Nhơn Trạch
và Cà Mau; cung cấp Khí để sản xuất hàng triệu tấn phân Đạm /năm phục vụ nền
Nông nghiệp nước nhà, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu Đạm cả nước.

Công
nghiệp Chế biến Dầu khí đã hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành an toàn và hiệu
quả các nhà máy thuộc lĩnh vực Dầu khí như: Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất,
Polypropylen Dung Quất, các nhà máy Đạm Phú Mỹ, Cà Mau và nhà máy chế biến
Condensate. Các nhà máy vận hành thương mại đều hoạt động hết công suất danh
định và tối ưu. Các sản phẩm xăng dầu từ các nhà máy của tập đoàn hàng năm đáp
ứng khoảng trên 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu các hộ công nghiệp và thị trường
trong nước.

Lĩnh
vực Công nghiệp Điện, tập đoàn đã hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại các
dự án Điện như: Nhơn Trạch 2 với công suất 750MW, nhà máy Thuỷ điện Hủa Na công
suất 180MW và nhà máy Phong điện Phú Quý công suất 6MW. Tính đến cuối năm 2014
tổng công suất của các nhà máy Điện của Tập đoàn đạt hàng tỷ KWh. Tổng sản
lượng điện tập đoàn hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch mà Chính phủ giao, đặc
biệt là đảm bảo trong các mùa khô hàng năm, đảm bảo cung cấp và phát triển dịch
vụ Dầu khí.

Các
dịch vụ Dầu khí đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động Dầu khí, thu hút
tối đa các thành phần kinh tế tham gia, hầu hết các đơn vị dịch vụ Dầu khí đều
đã thực hiện cổ phần hoá và hoạt động có hiệu quả, trong cơ cấu tổng doanh thu
của tập đoàn thì dịch vụ dầu khí chiếm khoảng 30% doanh số của Tập đoàn. Các
đơn vị đã tập trung triển khai theo phương án tái cấu trúc tập đoàn được Thủ tướng
phê duyệt.


cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng trưởng kinh tế của Tập đoàn
với tốc độ năm sau cao hơn năm trước, quy mô tài sản và Vốn chủ sở hữu tăng
vượt trội, tổng tài sản đạt trên 35 tỷ USD, vốn điều lệ Thủ tướng giao vào ngày
1/7/2010 là gần 178.000 đồng, tương đương gần 8 tỷ USD thì đến nay tăng gấp 2
lần, thể hiện PVN đã bảo toàn và phát triển được vốn một cách mạnh mẽ. Trước
đây, phần lớn thu nhập và nộp Ngân sách Nhà nước hầu hết và chủ yếu từ xuất
khẩu Dầu thô, nay đã thay đổi cơ cấu chủ yếu theo mô hình 40 – 30 – 30; có
nghĩa là từ Dầu thô khoảng 40%, từ các sản phẩm công nghiệp từ nguồn dầu khí
như Lọc Dầu, sản xuất Điện, Đạm Phú Mỹ – Cà Mau,… Chiếm 30%; phần còn lại 30%
là các Dịch vụ Dầu khí chuyên ngành kỹ thuật cao.

Các
chỉ số sản xuất kinh doanh của Tập đoàn chặng đường 5 năm 2011- 2015 về cơ bản
sẽ đạt và vượt kế hoạch: Uớc thực hiện


Giá trị sản xuất công nghiệp như các chỉ tiêu:

*
Gia tăng trữ lượng bình quân hàng năm đạt 42 triệu tấn / kế hoạch hàng năm đạt
35- 45 triệu tấn. Khai thác Dầu thô ước đạt 130 triệu tấn / kế hoạch 128, 77
triệu tấn quy dầu. Trong đ?, khai thác khí ước 47, 6 tỷ m3/ kế hoạch là 47, 11
tỷ m3.

*
Các sản phẩm: Đạm Ure 6, 94 triệu tấn/6, 88 triệu tấn.

*
Điện ước đạt đúng theo kế hoạch là 79, 85 tỷ KWh; Sản phẩm lọc dầu ước đạt 31,
5 triệu tấn/ kế hoạch 30, 54 triệu tấn. Sản phẩm nhiên liệu sinh học sẽ tăng 1,
5 lần so với kế hoạch, đạt gần 92 ngàn tấn; sản phẩm sơ sợi phấn đấu hoàn thành
kế hoạch.

Tổng
doanh thu và nộp Ngân sách Nhà nước trong điều kiện giá dầu bắt đầu xuống thấp
từ quý 3/2014. Tuy vậy, PVN phấn đấu đạt theo kế hoạch được giao 5 năm là 3
triệu 591 ngàn tỷ đồng doanh số và 842 ngàn tỷ đồng nộp Ngân sách Nhà nước,
tăng bình quân trên 16%/năm.

Các
khoản nộp Ngân sách Nhà nước tăng bình quân khoảng 11 %/năm.

Tổng
quát, ta thấy ước thực hiện 5 năm giai đoạn 2011- 2015 trong điều kiện nền kinh
tế thế giới rơi vào khủng hoảng, kinh tế đất nước  bước đầu phục hồi, tập đoàn vẫn duy trì tốc
độ tăng trưởng, phát triển sản xuất kinh doanh trên 5 lĩnh vực. Trong đó, công
tác tìm kiếm thăm dò và khai thác Dầu khí vẫn được triển khai mạnh mẽ trong và
ngoài nước. Đặc biệt, trong những năm 2012 – 2014, Ngân sách Nhà nước có khó
khăn thì Tập đoàn đã đóng góp vượt mức chỉ tiêu nộp NSNN. Quy mô tài sản, vốn
chủ sở hữu của tập đoàn tăng vượt trội, tổng tài sản hợp nhất của tập đoàn tăng
bình quân hơn 16% mỗi năm, vốn chủ sở hữu hợp nhất tăng 15,5% mỗi năm.

Trong
chiến lược 5 năm tiếp theo 2016 – 2020, tập đoàn tiếp tục đảm bảo sản lượng
khai thác Dầu khí theo chương trình công tác và ngân sách của các Dự án do PVN
trực tiếp đầu tư, của Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí, Liên doanh Dầu
khí Việt – Nga và của các nhà thầu Dầu khí. Hàng năm, phấn đấu gia tăng trữ
lượng phát hiện Dầu khí đạt 35- 45 triệu tấn dầu quy đổi, sản lượng khai thác
dầu khí đạt 25- 27 triệu tấn quy dầu, phát triển thị trường khí quy mô; tiếp
tục thúc đẩy đầu tư nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy Nghi Sơn, hoá
dầu Long Sơn,… Sản xuất ổn định các nhà máy Lọc hoá Dầu, Khí, Điện, Đạm,
Ethanol sinh học, tăng dần công suất thực tế nhà máy xơ sợi, các dự án hoá dầu
từ khí khác. Huy động hiệu quả và tối ưu công suất các nhà máy điện. Tiếp tục
thu hút tối đa các hoạt động dịch vụ Dầu khí nhằm tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ trong
hoạt động Dầu khí.

Với
các chỉ tiêu sản lượng và đầu tư của 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh của tập
đoàn, ước thực hiện của giai đoạn kế hoạch 5 năm. Mặc dù, một số công trình
phải dãn, dừng đầu tư; một số dự án thay vì PVN phải đầu tư toàn bộ thì kế hoạch
điều chỉnh cho giai đoạn này PVN chỉ đầu tư một phần, còn lại các nhà đầu tư
nước ngoài sẽ đầu tư và như vậy sẽ giảm áp lực về vốn cho tập đoàn, ví dụ như
Dự án lọc dầu Nghi Sơn, PVN chỉ phải bỏ vốn đầu tư theo tỷ lệ % nhất định. Mặc
dù, tập đoàn có trình Thủ tướng điều chỉnh một số chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu tăng
trưởng doanh thu và nộp Ngân sách Nhà nước vẫn tăng. Để thực hiện thành công
nhiệm vụ trên PVN dự báo gặp những vấn đề khó khăn như:


Giá dầu thô giảm mạnh 50 – 60 % so với các tháng, năm trước quý 3/2014.


Nền kinh tế thế giới còn có những khó khăn sau giai đoạn khủng hoảng những năm
qua vẫn ảnh hưởng đến hoạt động SXKD ở trong và ngoài nước.


Công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ngày càng khó khăn do giá thành
cao, phải triển khai các lô xa bờ, vùng nước sâu.


Hoạt động Dầu khí đòi hỏi nguồn vốn lớn, đặc biệt là nguồn ngoại tệ cho các dự
án ở trong và ngoài nước.  Hiện nay, PVN
phải đầu tư các các dự án lọc hoá dầu, các nhà máy điện, trong khi tập đoàn
phải chia sẻ khó khăn của ngân sách. Sự cạnh tranh ngày càng tăng của các Công
ty xuyên quốc gia.


Một số tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động sút giảm cũng ảnh hưởng đến PVN.


Một số dự án như nhiên liệu sinh học, xơ sợi kinh doanh chưa hiệu quả do thị
trường giảm sút.


Hệ thống chính sách, cơ chế đang trong quá trình hoàn thiện.

Để
đạt được mục tiêu và vượt qua những khó khăn thách thức thì PVN  có các giải pháp về Quản trị doanh nghiệp, về
tài chính và thu xếp vốn, tiếp tục xúc tiến đầu tư, làm tốt công tác thông tin
dự báo thị trường. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu từng
lĩnh vực, giải pháp quan trọng là khoa học và công nghệ, đảm bảo an toàn môi
trường sinh thái, đảm bảo an ninh và an toàn cho các hoạt động Dầu khí.

Bước
vào năm 2015 với việc giá dầu giảm, PVN và các đơn vị tiếp tục rà soát và cắt
giảm chi phí. Đối với các đơn vị khai thác dầu khí thì rà soát các giếng dầu,
mỏ dầu để tối ưu hoá việc khai thác dầu khí. Cân đối sản lượng từng giếng dầu,
điều độ sản xuất ở mỏ và giếng dầu tốt để bù cho mỏ có chi phí cao. Đặc biệt,
đối với các đơn vị dịch vụ và phụ trợ cần rà soát chi phí đảm bảo cung cấp dịch
vụ cạnh tranh và được hỗ trợ của các đơn vị.

Với
chặng đường còn lại, được sự chỉ đạo của các cấp trung ương và phối hợp của các
địa phương, cũng như của các đối tác và nhà đầu tư; PVN sẽ phấn đấu hoàn thành
các chỉ tiêu 5 năm 2011 – 2015 được Nhà nước giao.

Nguyễn Xuân Thắng*

*Phó Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

(Theo: TapchiKeotoanvaKiemtoan)


Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *