vĂN KIỆN
®¹i héi §¹i biÓu toµn quèc
NhiÖm
kú V (2014 – 2019)
Hµ néi,
ngµy 26 th¸ng 4 n¨m 2014
Dự thảo
BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NHIỆM KỲ IV
(2009-2014)
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ V (2014-2019)
CỦA HỘI KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Hội
Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), (trước đây là Hội Kế toán Việt Nam) là tổ
chức xã hội – nghề nghiệp của những người làm nghề kế toán và kiểm toán tại
Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 12/TTg ngày 10 tháng 01 năm 1994
của Thủ tướng Chính phủ. Hội là thành viên chính thức của Liên hiệp các hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) và Liên
đoàn Kế toán các nước Đông Nam Á (AFA).
Nhiệm
kỳ 2009-2014 hoạt động của Hội diễn ra dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong bối cảnh cả nước thực hiện Chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội 10 năm (2011-2020) và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5
năm (2011-2015) do Đại hội XI đề ra. Bên cạnh những thuận lợi do tiến trình đổi
mới và hội nhập kinh tế quốc tế đem lại,
đất nước nói chung và nghề nghiệp kế toán, kiểm toán nói riêng cũng gặp nhiều
khó khăn, thách thức. Mặc dù vậy, kế toán
kiểm toán ở Việt Nam vẫn có sự chuyển đổi và phát triển rất cơ bản trong
quá trình phát triển và hội nhập với khu vực và thế giới, từng bước nâng cao vị
thế và vai trò của tổ chức nghề nghiệp, trong chuyển giao chức năng quản lý
hành nghề kế toán và kiểm toán từ cơ quan Nhà nước sang tổ chức nghề nghiệp,
dịch vụ kế toán, kiểm toán có những phát triển đáng khích lệ.
Phần thứ nhất
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI VÀ SỰ ĐÓNG GÓP VÀO
SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Ở
VIỆT NAM
TRONG 5 NĂM (2009 – 2014)
I- NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
TRONG DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
(1)-
Hội và các thành viên của Hội đã tham gia
tích cực vào hoạt động tư vấn khoa học, phản biện xã hội, đóng góp có hiệu quả
việc tiếp tục phát triển và hoàn thiện Hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam
Với
tư cách là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Hội và các thành viên của Hội đã thể
hiện vai trò tư vấn khoa học và phản biện xã hội bằng cách chủ trì hoặc tham
gia trực tiếp, gián tiếp vào các dự án Luật, các văn bản pháp quy về tài chính,
kế toán, kiểm toán. Trong 5 năm qua Hội đã đóng góp tích cực, có hiệu quả vào
dự thảo các đề án và dự án Luật quan trọng, như: Hiến pháp 1992 (sửa đổi); Luật Ngân sách nhà
nước 2002 (sửa đổi); Luật Đầu tư công, Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Lao động,
Luật Bảo hiểm y tế; các luật Thuế bổ sung, sửa đổi (như Luật Quản lý thuế, Luật Thuế TNCN, TNDN , GTGT…),
Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi), Luật Kiểm toán độc lập và các Nghị
định, Thông tư hướng dẫn; Chiến lược tài chính 2020; Chiến lược
phát triển hệ thống Kế toán, Kiểm toán Việt Nam và kế
hoạch triển khai Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2020 tầm nhìn 2030; phối
hợp chủ trì nhiều cuộc hội thảo về Đề án sửa đổi Luật Kế toán 2003… Hội đã tích
cực tham gia vào Đề án tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và
các giải pháp xử lý nợ đọng trong nền kinh tế.
Hội đã cử hội viên có năng lực tham gia vào một số Ban xây dựng chính sách của Bộ, Ngành như: Ban xây dựng Chuẩn
mực Kế toán, Ban xây dựng Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước, chuẩn mực Kiểm toán độc
lập. Hội được giao và trực tiếp chủ trì biên soạn một chuẩn mực kế toán; tham
gia Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Kế toán 2003; tham gia Ban soạn
thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực kế toán, kiểm toán v.v… Nhiều ý kiến tham gia của Hội đã được các cơ quan
Nhà nước, Quốc hội, Ban soạn thảo tiếp thu nghiêm túc trong quá trình chỉnh sửa
và ban hành Luật, Nghị định và chính sách.
Văn
phòng Trung ương Hội, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế toán, Hội Kế
toán TP Hà Nội, Hội Kế toán TP Hồ Chí Minh, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt
Nam, Hội Kế toán Kiểm toán tỉnh Thái Nguyên, Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn
quốc… là những đơn vị thực hiện tích cực, có hiệu quả nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Phụ
lục số 01- Hoạt động Tư vấn, phản biện và giáp định XH.
(2)- Củng cố, kiện toàn và phát triển tổ
chức
Tính đến cuối năm 2013, Hội Kế toán và
Kiểm toán Việt Nam có 27 đơn vị thành viên (gồm 09 Hội kế toán tỉnh thành phố,
02 Hội kế toán, kiểm toán chuyên ngành, 05 Phân hội kế toán ngành, 08 Chi hội
kế toán trực thuộc, 02 hội viên tổ chức, 01 tổ chức Câu lạc bộ Kế toán trưởng
toàn quốc). So với cuối nhiệm kỳ trước (năm 2009) đã tăng thêm 07 đơn vị thành
viên. Các tổ chức trực thuộc có 03 (Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế
toán, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, Ban Quản lý hành nghề kế toán). Các ban
chuyên môn có 05 (Ban Quản lý và phát triển hội viên, Ban Phương pháp và chuẩn
mực kế toán kiểm toán, Ban Nghiên cứu khoa học và đào tạo, Ban Thông tin tuyên
truyền và cập nhật kiến thức, Ban Quan hệ quốc tế).
Phụ
lục số 02- Các đơn vị thành viên Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
Nhìn chung, các tổ chức, đơn vị đã duy trì hoạt
động theo chức năng nhiệm vụ và Điều lệ Hội, trong đó có nhiều đơn vị, tổ chức
hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển và nâng
cao vị thế nghề nghiệp như: Hội Kế toán thành phố Hà Nội, Hội Kế toán thành phố
Hồ Chí Minh, Hội Kế toán tỉnh Bến Tre, Hội Kế toán tỉnh Đăk Lăk, Hội Kiểm toán
viên hành nghề Việt Nam, Phân hội Kế toán Công Thương, Phân hội Kế toán Địa
chất, Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc, Chi hội Kế toán công ty Hợp danh
kiểm toán Việt Nam, Chi hội Hành nghề kế toán Việt Nam, Công ty Cổ phần MISA,
Ban Quản lý hành nghề kế toán, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế toán,
Tạp chí Kế toán và Kiểm toán…..
Việc củng cố và phát triển Hội theo hướng
chuyển dần từ tính chất xã hội – nghề nghiệp sang tính chất nghề nghiệp, tăng
cường các họat động dịch vụ xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thể hiện rõ
nhất là việc thành lập và đưa vào hoạt động Chi hội Hành nghề kế toán Việt Nam,
tổ chức mang tính chất hoạt động nghề nghiệp kế toán, chỉ trong 1 năm đầu từ
ngày thàng lập đã kết nạp 38 hội viên tổ chức và 124 hội viên cá nhân, trong đó
có 117 hội viên chính thức và 7 hội viên liên kết.
Hội viên tại các tổ chức đã
được rà soát, sàng lọc để đảm bảo chất lượng, đồng thời kết nạp thêm nhiều hội
viên mới là các kế toán viên trẻ, nhiệt huyết để tăng cường về năng lực hoạt
động của Hội. Tính đến cuối năm 2013, tổng số hội viên có tên trong danh sách
và chịu sự quản lý của các cấp hội là trên 8.000 người. Nhiều tổ chức hội có sự
quan tâm trong việc phát triển tổ chức và hội viên: Hội Kiểm toán viên hành
nghề Việt Nam, Hội Kế toán tỉnh Đắk Lắk, Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc,
Hội Kế toán thành phố Hà Nội, Hội Kế toán thành phố Hồ Chí Minh, Phân hội Kế
toán Địa chất, Chi hội Hành nghề kế toán Việt Nam.
Họat động của Hội và sự tham
gia của các hội viên ngày càng năng động và sôi nổi, đã từng bước chuyển đổi
phương thức hoạt động phù hợp yêu cầu mới và môi trường mới. Trung ương Hội và
nhiều tổ chức thành viên đã triển khai nhiều hoạt động phong phú, đa dạng,
thường xuyên, tăng cường mối liên hệ gắn kết giữa tổ chức hội với các hội viên,
góp phần quảng bá nghề nghiệp và quan trọng hơn là đã nâng cao vị thế nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế.
Việc điều hòa, phối hợp giữa
các hội thành viên được triển khai và bước đầu có kết quả trên 5 lĩnh vực: Tuyên truyền quảng bá nghề nghiệp và phát
triển hội viên; tư vấn khoa học, phản
biện xã hội các chính sách tài chính, kế toán, kiểm toán; quản lý hành
nghề kế toán, kiểm toán; huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức; chế
độ thông tin, báo cáo và phát hành tạp chí .
(3)- Hoạt động nghiên cứu khoa học, đào
tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức cho hội viên được coi
trọng và đạt hiệu quả cao
Trung ương Hội và hội viên Hội đã chủ trì 05 đề tài nghiê
cứu khoa học cấp Bộ, trong đó có 04 đề tài NCKH đã được bảo vệ đạt loại khá và
giỏi (Phụ lục số 03 – danh mục đề tài
nghiên cứu); tham gia tích cực nhiều
đề tài và chuyên đề nghiên cứu khoa học về tài chính, kế toán. Trong nhiệm kỳ
qua, Hội đã tổ chức nhiều khóa huấn luyện cập nhật kiến thức, chính sách, chế
độ mới cho hội viên thông qua hội thảo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.
Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế toán đã tổ chức liên tục các lớp
huấn luyện, bồi dưỡng về tài chính, kế toán, kiểm toán, như: bồi dưỡng kế toán
trưởng doanh nghiệp và đơn vị HCSN, bồi dưỡng cho học viên ôn thi lấy chứng chỉ
kế toán viên hành nghề và lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế, bồi
dưỡng kế toán cho cán bộ ngành Thuế, Kho bạc Nhà nước…. Đặc biệt đã nghiên
cứu xây dựng và triển khai được 50 lớp với số lượng hơn 2.000 học viên theo
chương trình đào tạo nguồn nhân lực quản trị kinh doanh và kế toán, kiểm toán
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Đề án của Chính phủ).
Ban Quản lý hành nghề kế toán hàng năm đều tổ chức
các khóa huấn luyện cập nhật kiến thức cho hàng trăm lượt kế toán viên hành
nghề
Các tổ chức thành viên, đặc biệt là Hội Kế toán
thành phố Hồ Chí Minh, Hội Kế toán thành phố Cần Thơ, Hội Kế toán tỉnh Thái
Nguyên, Hội Kế toán tỉnh Hải Dương, Hội Kế toán Kho bạc Nhà nước, Hội Kiểm toán
viên hành nghề Việt Nam, Hội Kế toán thành phố Hà Nội, Phân hội Kế toán Công
Thương… tổ chức nhiều khóa đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức với nhiều
hình thức phong phú được các hội viên và những cán bộ tài chính, kế toán, kiểm
toán trên địa bàn hưởng ứng.
Phụ
lục số 04(a,b) – hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
(4)- Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức hợp tác, phát triển, quảng bá
nghề nghiệp và đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong hoạt động đối ngoại
Mối quan hệ giữa
Hội với các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Kiểm toán Nhà
nước, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ban Đối ngoại Trung
ương…) được duy trì thường xuyên, tranh
thủ tối đa sự chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan trong các họat động của Hội.
Được
Bộ Tài chính bảo trợ và quản lý về nghề nghiệp, nhiệm kỳ qua Hội thường xuyên
có sự gắn kết và hợp tác với các đơn vị thuộc Bộ, như: Vụ Chế độ Kế toán và
Kiểm toán, Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách Thuế, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước… Hội đã tham gia có hiệu quả vào một số đề án
quan trọng do Bộ chủ trì, đồng thời thường xuyên và tích cực đóng góp ý kiến
vào các dự thảo văn bản pháp luật của Bộ, ký kết hợp tác và phối hợp tổ chức
nhiều cuộc hội thảo chuyên môn với các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ…
Hội thường xuyên có sự phối hợp với
cơ quan Kiểm toán Nhà nước thông qua các hoạt động như: tham gia ban sửa đổi
Luật Kiểm toán nhà nước, tham gia Đề án về xây dựng Chuẩn mực Kiểm toán nhà
nước, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tổ chức các cuộc hội thảo
chuyên môn…
Trung ương Hội và các cấp Hội đã tăng
cường tuyên truyền về hoạt động của Hội trên nhiều diễn đàn và các phương tiện
thông tin trong và ngoài nước. Tại các diễn đàn trong nước và khu vực, tiếng
nói nghề nghiệp của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã được nhiều tổ chức và
cá nhân quan tâm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tạp chí
chuyên ngành, hoạt động của Hội đã được thông tin thường xuyên. Nhiều vấn đề
nghề nghiệp đã được truyền tải và trao đổi, góp phần nâng cao chất lượng và vị
thế nghề nghiệp. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán – cơ quan ngôn luận của Hội, hoạt
động trong điều kiện rất khó khăn, nhưng vẫn phát hành đều đặn hàng tháng và có
nhiều tiến bộ cả về hình thức và nội dung.
Với tư cách là thành viên chính thức của
Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) và Liên đoàn kế toán Đông Nam Á (AFA), Hội
tham gia đầy đủ và có hiệu quả vào các hoạt động của IFAC, AFA. Hội thành viên
VACPA tham gia tích cực và có hiệu quả vào hoạt động của CAPA. Trong các diễn
đàn nghề nghiệp khu vực, đại diện của Hội luôn tranh thủ cơ hội để quảng bá về
nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam và chủ động nêu các sáng kiến để tăng
cường hợp tác giữa các nước, nâng cao vị thế nghề nghiệp trong khu vực, trong
đó phải kể đến: Đề xuất về chương trình hợp tác đào tạo giữa các tổ chức thành
viên; trao đổi về báo cáo của Ban thư ký AFA “Thực thi khung hiệp định về dịch vụ kế toán kiểm toán của các nước
ASEAN”…. Hội cũng đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của IFAC đặc biệt là yêu
cầu về quảng bá Chuẩn mực kế toán quốc tế, Chương trình tuân thủ nghĩa vụ thành
viên; hoàn thành bản “Kế hoạch hoạt động” của Hội và đã được đăng trên website
của IFAC v.v… Đặc biệt, tháng 8/2010 Hội đã tổ chức thành công Hội nghị Hội
đồng AFA lần thứ 101 tại Hà Nội với sự tham gia đầy đủ của các thành viên AFA.
Bên lề Hội nghị AFA 101, Hội đã tổ chức thành công Hội thảo với chủ đề “Xu thế và chiến lược phát triển Kế toán và
Kiểm toán của Việt Nam và các nước ASEAN”.
Hội cũng đã thiết lập và duy trì khá tốt các
mối quan hệ với các tổ chức nghề nghiệp trong khu vực, ký một số văn bản hợp
tác song phương, quan hệ hợp tác và hỗ trợ có hiệu quả với các tổ chức nghề
nghiệp đang có Văn phòng đại diện ở Việt
Nam như: CPA Australia, ACCA… Gặp gỡ và trao đổi thông tin với nhiều tổ chức
nước ngoài, như: Viện Kế toán công chứng Nhật Bản, Hội Kế toán và Thuế Nhật
Bản, Hội Kế toán công chứng Anh và Xứ Wales, Hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ, Bộ
Tài chính Mỹ, Hội Tư vấn thuế CHLB Đức…
(5)- Đã tổ chức triển khai thực hiện tốt
nhiệm vụ quản lý nghề nghiệp kế toán,
kiểm toán do Bộ Tài chính chuyển giao
Thực hiện Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC
ngày 14/07/2005 và Thông tư số 72/2007/TT-BTC ngày 27/06/2007 của Bộ Tài chính giao cho VAA và VACPA quản lý hành nghề kế
toán, kiểm toán đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp
dịch vụ kế toán và kiểm toán, Hội đã triển khai nhiều công việc và kết quả thu được là đáng khích lệ, từ
việc xác nhận các doanh nghiệp và cá nhân đủ điều kiện hành nghề, tổ chức phổ
biến cập nhật kiến thức cho kế toán viên và kiểm toán viên, kiểm tra kiểm soát
chất lượng dịch vụ và đạo đức nghề nghiệp… đến việc tuyên truyền quảng bá,
tổng kết đánh giá hàng năm đều được triển khai tích cực và có chất lượng cao.
Số lượng công ty và kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề tham gia và chịu sự
quản lý của Hội ngày càng tăng: đầu năm 2009 số kiểm toán viên hành nghề tham
gia VACPA là 855 người trong tổng số 58 công ty, đến năm 2013 số hội viên đã là
1.400 người trong tổng số 170 công ty. Đối với VAA, do đến năm 2007 mới khởi
động việc đăng ký hành nghề kế toán, nên số lượng công ty và cá nhân hành nghề
kế toán mới ở mức thấp, tuy vậy số lượng đã tăng lên hàng năm (bình quân khoảng
30% /năm): năm 2009 có 26 công ty với 61 kế toán viên, đến nay đã có 72 công ty
và 164 kế toán viên đăng ký hành nghề. Hoạt động bồi dưỡng, cập nhật kiến thức
nâng cao trình độ của các tổ chức VAA và VACPA đối với đội ngũ kế toán viên và
kiểm toán viên là đáng ghi nhận (VAA: Hàng năm tổ chức từ 10 đến 15 lớp cập
nhật kiến thức với số lượng bình quân 400-500 lượt kế toán viên tham dự; VACPA
hàng năm tổ chức từ 25 đến 30 lớp cập nhật kiến thức với số lượng bình quân
hàng nghìn lượt kiểm toán viên tham dự). Việc kiểm tra kiểm soát chất lượng
dịch vụ kế toán, kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp được tiến hành đều đặn với
khoảng trên dưới 10 cuộc/năm đối với VAA và từ 35 đến 40 cuộc/năm đối với
VACPA…
II. NHỮNG TỒN TẠI, YẾU KÉM
VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA YẾU KÉM
Trong nhiệm kỳ 2009-2014 Hội Kế toán và
Kiểm toán Việt Nam đã hoạt động khá tích cực và hiệu quả, tiếp tục có những
đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, tài chính của đất nước,
vào sự nghiệp phát triển hệ thống kế toán và kiểm toán Việt Nam cũng như khu
vực. Tuy nhiên, cũng phải thấy hết những tồn tại, yếu kém cùng những nguyên
nhân của yếu kém để có giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng và vị thế của Hội.
(1)-
Việc duy trì và phát triển Hội chưa mạnh,
chưa đồng đều ở các mặt hoạt động và các tổ chức, chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ để ra cũng như sự kỳ vọng của xã hội
Trên thực tế chỉ có khoảng 11/27 tổ chức
thành viên của Hội hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, 1/3 tổng số đơn vị
hoạt động yếu hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa, ngay ở một số đơn vị gọi là có
họat động thường xuyên nhưng cũng chỉ ở mức duy trì sinh hoạt và không có những
hoạt động chuyên môn hiệu quả.
Việc quản lý hội viên ở nhiều cấp Hội còn
lỏng lẻo, thậm chí một số tổ chức Hội không cập nhật được thông tin về hội viên
và không nắm được danh sách hội viên thuộc tổ chức mình.
Hoạt động hội nhìn chung chưa thật sự đa
dạng, sinh động và hấp dẫn, hiệu quả hoạt động trong một số lĩnh vực chưa cao
và chưa lan tỏa rộng ra bên ngoài xã hội. Chính vì vậy chưa thể hiện và tạo lập
vị thế xứng đáng trong nền kinh tế và chưa đáp ứng yêu cầu của Nhà nước, của sự
đòi hỏi và kỳ vọng của các hội viên và toàn xã hội.
(2)-
Một số công việc thuộc chức năng và nhiệm vụ của Hội chưa được triển khai tích
cực và chưa có
hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao.
Công
tác tư vấn nghề nghiệp, phản biện chính sách tuy có tiến bộ so với nhiệm kỳ
trước nhưng làm được chưa nhiều, chưa chủ động, kết quả chưa cao nhất là nhiệm
vụ tư vấn về nghề nghiệp. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm cập nhật kiến thức
và nâng cao trình độ cho hội viên chưa có kế hoạch tổng thể và cũng chỉ được
tiến hành ở một số đơn vị. Công tác tuyên truyền quảng bá nhằm giới thiệu về
Hội, nhằm làm cho xã hội nói chung và các tổ chức, cá nhân làm việc trong lĩnh
vực tài chính, kế toán, kiểm toán nói riêng hiểu biết về Hội, ủng hộ và tích
cực tham gia Hội chưa được nhiều và chưa thường xuyên. Có một số nội dung công
việc tuy có đề ra nhưng do chưa có giải pháp cụ thể và thiếu kiểm tra đôn đốc
nên chưa thực hiện được.
(3)- Vai trò của Hội chưa được phát huy
mạnh, tiếng nói của Hội chưa được dư luận xã hội quan tâm
Với mục đích hoạt động của VAA là “tập hợp, đoàn kết các tổ chức và cá nhân
hoạt động trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán ở Việt Nam vì sự nghiệp duy trì
và phát triển nghề nghiệp; nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn; giữ gìn
phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý
kinh tế, tài chính của đất nước; hội nhập với tổ chức nghề nghiệp kế toán và
kiểm toán các nước trong khu vực và thế giới” (trích Điều lệ Hội) thì
vai trò của Hội là rất quan trọng.
Tuy nhiên, vai trò đó chưa được thể hiện
rõ, chưa được phát huy mạnh trong các cấp Hội, hiệu quả mang lại còn hạn chế,
chưa được sự đánh giá cao của xã hội. Việc kiểm soát hoạt động của các công ty
dịch vụ kế toán, kiểm toán tuy đã được tiến hành thường xuyên, nhưng số cuộc
kiểm tra, kiểm soát hàng năm chưa nhiều và mới chủ yếu đánh giá về việc tuân
thủ pháp luật và các quy định về kế toán, kiểm toán mà chưa đi sâu vào đánh giá
chất lượng của các hoạt động kế toán cũng như kết luận của báo cáo kiểm toán.
Về dịch vụ kế toán: tuy việc làm thuê kế toán đã có từ lâu ở Việt Nam, nhưng
dịch vụ này mới chỉ được công nhận từ năm 2004 và bắt đầu được quản lý từ năm
2007. Chính thực trạng đó đã gây khó khăn và cản trở rất nhiều cho tổ chức nghề
nghiệp (VAA) trong quản lý, kiểm soát hoạt động và nâng cao chất lượng của các
công ty cung cấp dịch vụ kế toán đã đăng ký. Bởi bên cạnh số lượng quá ít ỏi
các công ty và các kế toán viên hành nghề do Hội quản lý, thì có đến hàng nghìn
tổ chức, hàng vạn cá nhân đang hành nghề “chui”, và dẫn đến một thị trường cung
cấp dịch vụ kế toán lộn xộn, ngoài tầm kiểm soát của Hội cũng như của các cơ
quan chức năng. Trong không ít trường hợp, Hội chưa nhận được sự đánh giá đầy
đủ của xã hội, của các cơ quan chức năng nhà nước, còn thiếu sự tin tưởng cần
thiết về Hội và hoạt động của Hội. Lý do chính là do các hoạt động của Hội chưa
đủ sức thuyết phục và sự tuyên truyền, giới thiệu về Hội, về hoạt động của Hội
còn quá ít, việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên chưa được chú trọng và
hiệu quả chưa nhiều…
Có
thể thấy rõ nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của Hội
nhiệm kỳ qua như sau:
Nguyên nhân khách quan
Những năm vừa qua, do tình hình kinh tế, xã hội
của đất nước có nhiều khó khăn, lạm phát cao và suy thoái nặng nề, nhiều doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phải giải thể. Bối cảnh đó đã ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến điều kiện và kết quả hoạt động của Hội.
Mặc dù Nhà nước đã có sự quan tâm đến các tổ chức
và hoạt động hội, nhưng Nhà nước cũng chưa có những quy định pháp lý đủ mạnh để
tạo cơ sở giúp Hội có diều kiện hoạt động. Trong khi đó nhận thức về vai trò và
vị trí của Hội còn rất mới mẻ và chưa được đầy đủ kể cả ở các cơ quan chức năng
Nhà nước đến người dân. Nhà nước chưa tin và chưa mạnh dạn chuyển giao một số
nhiệm vụ, chức năng về quản lý nghề nghiệp cho Hội.
Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện,
kinh phí, trụ sở làm việc còn quá thiếu thốn, nhiều cấp Hội phải tự bươn trải
trong khó khăn để tồn tại. Trong khi đó lực lượng cán bộ làm công tác Hội vừa
thiếu lại vừa yếu, phần lớn cán bộ lãnh đạo Hội làm việc theo chế độ kiêm chức,
điều kiện để tham gia và cống hiến cho
Hội rất hạn chế .
Nguyên nhân chủ quan
Sự chỉ đạo của BCH Trung ương Hội, trong
đó có Ban Thường vụ, Ban Thường trực chưa đem lại hiệu quả cao. Một số Ủy viên
BCH do quá bận công việc chuyên môn, chưa thật sự tâm huyết, thậm chí còn thiếu
chủ động, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được phân công,
điều đó dẫn đến vai trò của BCH nhiều khi bị mờ nhạt (có bản kiểm điểm riêng của BCH Trung ương Hội).
Hoạt động của Hội chưa thống nhất, chưa gắn lợi
ích chung của Hội với lợi ích của các tổ chức thành viên và hội viên, việc điều
hòa, phối hợp giữa các tổ chức thành viên cũng như giữa các hội viên còn thiếu
thống nhất. BCH Trung ương Hội cũng như các tổ chức thành viên chưa có những
giải pháp hữu hiệu nhằm mang lại và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho hội viên, vì
vậy nhiều hội viên chưa thấy gắn bó với Hội và chưa thật sự hết mình vì sự
nghiệp chung của tổ chức nghề nghiệp.
Trong nội bộ hệ thống tổ chức Hội tính
thống nhất trong nhận thức, trong công việc chưa cao, còn phân tâm, thiếu thống
nhất trong hành động chung, có lúc có nơi đã lơi lỏng trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân đối với nghề nghiệp kế toán kiểm toán nói chung và với Hội nói riêng.
Đội ngũ cán bộ của Hội còn thiếu và một số cán bộ năng lực còn hạn chế, nhiệt
tình công tác và tính chủ động chưa cao. Trên thực tế có rất ít cán bộ gắn bó
lâu dài và tâm huyết với hoạt động của Hội.
Trên đây là lý do cơ bản làm cho nhiều công
việc của Hội không triển khai được hoặc triển khai chưa đạt kết quả như mong
muốn.
III. NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
Từ thực tế hoạt động của Hội nhiệm kỳ 2009-2014 có
thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
(1)- Bài học thứ nhất
Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam là tổ chức xã
hội – nghề nghiệp nên Hội chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở được thực
hiện chức năng nhiệm vụ hỗ trợ và quản lý nghề nghiệp. Trong xu thế đổi
mới và hội nhập của nước ta hiện nay, muốn phát huy vai trò của Hội, về phía
Nhà nước cần mạnh dạn chuyển giao các chức năng nhiệm vụ về quản lý nghề nghiệp
cho Hội, từ việc thông tin cập nhật kiến thức, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghề nghiệp đến việc tổ chức chương trình đào tạo và thi tuyển
cấp chứng chỉ hành nghề, quản lý và đăng ký hành nghề, kiểm soát chất lượng và
đạo đức hành nghề, biên soạn và phổ biến các chuẩn mực kế toán, kiểm toán…Để
có thể đảm nhiệm được những công việc đó thì Hội phải khẳng định được vai trò
của mình thông qua đội ngũ cán bộ Hội giỏi
về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý, tốt về phẩm chất đạo đức, chuyên
nghiệp về phong cách làm việc. Có như vậy mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được chuyển giao.
(2)- Bài học thức hai
Để mọi hoạt động của Hội phát triển bền vững, hiệu
quả cao rất cần có giải pháp nhằm củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ Hội cả
về số lượng và chất lượng, ở mọi cấp từ cơ quan Trung ương Hội đến các tổ chức
thành viên cần phải có lực lượng cán bộ chuyên trách làm công tác Hội, điều
kiện vật chất và nguồn lực tài chính cần đủ để đảm bảo cho mọi họat động được
tiến hành thường xuyên, hiệu quả cao. Cần thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động
và kiên quyết trong thực hiện Nghị quyết của Hội. Tổ chức Hội các cấp chỉ có
thể duy trì được hoạt động thường xuyên và hoạt động ngày càng tốt hơn khi
trong bộ máy lãnh đạo Hội có cán bộ chuyên trách đủ về số lượng và đảm bảo về
chất lượng. Cần tập hợp lực lượng và trí tuệ cho họat động của Hội bằng chính
các hình thức hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng và hấp dẫn vì quyền lợi
của hội viên và phục vụ tốt nhất cho sự phát triển kế toán, kiểm toán.
(3)- Bài học thức ba
Phương
châm “Đoàn kết – Hội nhập – Phát
triển” cần được quán triệt và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Hội.
Tổ chức Hội các cấp và mọi hội viên cần đồng lòng, đồng sức và tâm huyết vì mục
tiêu chung của Hội, đây sẽ là nhân tố quyết định góp phần vào sự nghiệp phát
triển của nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam.
(4)- Bài học thứ tư
Cần tranh thủ tối đa sự chỉ đạo, giúp đỡ của các
cơ quan Nhà nước, trức hết là của Bộ Tài
chính. Mọi hoạt động của Hội sẽ thành công hơn và có chất lượng cao hơn nếu
nhận được sự hỗ trợ và chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Tài chính. Kinh
nghiệm nhiệm kỳ qua đã cho thấy, một khi các Vụ chức năng của Bộ Tài chính,
trong đó đặc biệt là Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán tham gia tích cực, toàn
diện vào các hoạt động của Hội thì hoạt động của Hội sẽ thuận lợi và thành công
nhiều hơn, nếu không thì sẽ ngược lại.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG
NHIỆM KỲ V (2014-2019)
Nhiệm kỳ 2014-2019 là nhiệm kỳ thứ V của Hội Kế
toán và Kiểm toán Việt Nam. Đây là thời kỳ tiếp tục đổi mới và tái cấu trúc nền
kinh tế, thời kỳ khôi phục, tăng trưởng, ổn định và phát triển kinh tế bền
vững, thực hiện các cam kết quốc tế, hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế
thế giới và khu vực. Đây cũng là giai đoạn bắt đầu thực thi Hiến pháp 1992 sửa
đổi, bổ sung, thời kỳ triển khai mạnh mẽ chiến lược tài chính đến năm 2020 với
mục tiêu xây dựng nền tài chính quốc gia
với tiềm lực mạnh, minh bạch và công khai. Chiến lược kế toán đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 cũng đã được phê duyệt và bắt đầu triển khai mạnh mẽ vơi mục tiêu
hoàn thiện hệ thống kế toán và kiểm toán Việt Nam. Hoạt động nghề nghiệp kế
toán và kiểm toán trên thế giới và trong khu vực đã và đang có những biến đổi
sâu sắc. Quá trình thay đổi về nhận thức, về giá trị nghề nghiệp, về sự hoà hợp
và thừa nhận lẫn nhau đang diễn ra rất mạnh mẽ. Năm 2015 là năm hoạt động của cộng
đồng kinh tế ASEAN và cũng là năm các quốc gia mở cửa toàn diện thị trường dịch
vụ kế toán và kiểm toán, là năm thừa nhận chứng chỉ hành nghề trong khu vực.
Trong bối cảnh trên và trước yêu cầu mới của nền
kinh tế, của nghề nghiệp kế toán và kiểm toán, từ thực tế kinh nghiệm và những
bài học đúc rút từ thực tế 20 năm hoạt động, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
đang đứng trước những vận hội mới, những thời cơ thuận lợi, nhưng cũng sẽ đối
mặt với những thách thức, những đòi hỏi của nền kinh tế, của hội nhập kinh tế
quốc tế đối với kế toán và kiểm toán Việt Nam.
I. MỤC TIÊU
Hoàn
thiện tổ chức Hội, nâng cao chất lượng và giá trị nghề nghiệp kế toán và kiểm toán, phát triển
mạnh mẽ thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới
của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập.
II. PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG: “Hội tụ – Chuyên nghiệp – Phát triển”
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(1) Tăng cường công tác tư vấn , phản biện xã hội và
nghiên cứu khoa học bằng các hình thức đa dạng, phong phú góp phần nâng cao chất lượng các dự
án luật, chính sách, chế độ kinh tế tài chính và kế toán kiểm toán, nâng cao vị
thế tổ chức Hội và giá trị nghề nghiệp kế toán Việt Nam
–
Tổ chức và động viên hội viên tham gia tuyên truyền triển khai Hiến pháp nước
Công hòa XHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 khóa XIII và có
hiệu lực từ ngày 01/01/2014, tham gia tích cực vào các dự án Luật sửa đổi theo
tinh thần mới và hiến định mới của Hiến pháp.
–
Chủ động và phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kế hoạch hành động chiến lược
tài chính, chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến 2020, tầm nhìn 2030.
–
Tổ chức và động viên hội viên tham gia tích cực, có hiệu quả vào các dự án Luật
kinh tế, tài chính, đặc biệt là Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật
Kiểm toán nhà nước, Luật Kế toán ….
–
Bằng nhiều hình thức động viên và tổ chức để hội viên tham gia phản biện các
chính sách tài chính, kế toán. Trực tiếp nhận với Bộ Tài chính triển khai một đến
hai đề án về kế toán, kiểm toán… như: Đề án thiết lập, vận hành hệ thống kiểm
soát nội bộ, xây dựng mô hình kiểm toán nội bộ tại các tổ chức tài chính nhà
nước, tại các doanh nghiệp; Đề án đào tạo thi kế toán viên hành nghề, kiểm toán
viên hành nghề theo chuẩn mực nghề nghiệp khu vực Đông Nam Á.
–
Tham gia tích cực, có hiệu quả trong xây dựng chuẩn mực kế toán và chuẩn mực
kiểm toán nhà nước. Nhận với Bộ Tài chính trực tiếp xây dựng một số chuẩn mực
kế toán, biên soạn văn bản hướng dẫn một số chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
–
Đăng ký, thực hiện 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở.
(2)- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
–
Củng cố và hoàn thiện Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế toán của Hội. Từng
bước xây dựng và triển khai Viện Kế toán.
–
Có biện pháp tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng từ Trung ương Hội đến các
cấp hội thành viên.
– Các cấp Hội cần quan tâm, tích cực triển khai kế
hoạch về huấn luyện, cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho hội
viên và cán bộ kế toán, kiểm toán thuộc thẩm quyền.
– Trung ương Hội tiếp tục hợp tác với các bộ,
ngành, các địa phương để tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng. Tập trung vào mở lớp
bồi dưỡng kế toán trưởng, các lớp kế toán nâng cao, lớp ôn thi kế toán viên
hành nghề, cập nhật kiến thức cho hội viên và đội ngũ những người làm tài chính
kế toán.
–
Bên cạnh việc tiếp tục các chương trình đã thực hiện trong nhiệm kỳ 2014-2019, cần
tiếp cận với các doanh nghiệp quy mô lớn, các đơn vị Hành chính sự nghiệp để tổ
chức các khóa bồi dưỡng chuyên đề tài chính, kế toán, chính sách thuế, chi tiêu
công… cho lãnh đạo, cán bộ quản lý, nghiệp vụ; mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
cho hội viên và những người làm kế toán.
– Xúc tiến hoạt động của Văn phòng đại diện của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế
toán tại thành phố Hồ Chí Minh để triển khai các lớp huấn luyện cho khu
vực phía Nam.
–
Hoạt động đào tạo phải đảm bảo và đáp ứng nhu cầu thiết thực của hội viên và xã
hội, đồng thời tăng thu nhập nhằm duy trì và phát triển tổ chức Hội.
(3)-
Hoàn thiện, nâng cấp tổ chức Hội nghề nghiệp, củng cố và tăng cường hoạt động
tổ chức Hội các cấp
– Hoàn thiện về mặt tổ chức
nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam phù hợp yêu cầu và thông lệ cũng như
Luật tổ chức Hội của khu vực, của Việt Nam. Xây
dựng đề án nâng cấp Hội thành Tổng hội
Kế toán và Kiểm toán, báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ. Tiếp tục củng cố, tăng cường tổ chức các Hội thành
viên trên tình thần tự nguyện và tôn trọng Điều lệ, tôn chỉ, mục đích của tổ
chức nghề nghiệp. Củng cố các tổ chức Hội hiện có, phát triển tổ chức nghề
nghiệp Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán nội bộ.
– Đẩy mạnh hoạt động và mở
rộng phạm vi hoạt động Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc và Chi hội Kế toán
hành nghề Việt Nam.
– Đảm bảo thực hiện tốt
các hoạt động thường xuyên của Văn phòng Hội và các tổ chức trực thuộc. Đưa các
Ban chuyên môn vào hoạt động có hiệu quả.
– Các cấp Hội cần có chương trình công tác, có sơ
kết, tổng kết và thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo cho tổ chức Hội cấp
trên. Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của các Hội kế toán ngành theo
hướng chuyên nghiệp, phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành. Từng bước nâng
cấp một số Phân hội, Chi hội thành Hội.
– Nâng cao chất lượng hội viên. Tiếp tục rà soát
danh sách hội viên theo tiêu chuẩn. Kiên quyết xóa tên những hội viên không đủ
điều kiện tham gia hoạt động Hội, đồng thời đẩy mạnh phát triển thêm hội viên
theo quy định của Điều lệ mới. Đảm bảo cung cấp thông tin và cập nhật kiến thức
cho hội viên và chế độ sinh hoạt định kỳ ở từng cấp Hội theo đúng quy định về
quyền lợi và nghĩa vụ đối với hội viên.
– Hàng quý có bản tin chung về hoạt động của Hội
trên cơ sở tổng hợp nguồn thông tin do các tổ chức thành viên và hội viên cung
cấp.
(4)- Nâng cao chất lựơng và hiệu lực công tác quản lý hành nghề kế
toán và kiểm toán
– Củng cổ Ban Quản lý hành nghề kế toán.
– Tăng cường công tác quản lý hành nghề kế toán,
kiểm toán (đặc biệt là hành nghề kế toán) vào kỷ cương theo quy định của pháp
luật, nâng dần chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán.
– Liên hệ chặt chẽ với các đơn vị trong ngành Thuế,
phối hợp hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý ngành nghề
đối với các doanh nghiệp dịch vụ kế toán.
– Xây dựng, ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiên hệ thống
các quy trình nghiệp vụ của dịch vụ kế toán và các quy trình quản lý chất lượng
dịch vụ kế toán.
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức cập nhật kiến thức
cho kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm
tra chất lượng dịch vụ kế toán và kiểm toán các công ty.
– Tạo mối liên hệ thường xuyên và tổ chức cuộc họp
thường niên với Chủ tịch hội đồng thành viên và Giám đốc các doanh nghiệp có
hành nghề kế toán, kiểm toán.
– Tiếp tục trình Bộ Tài chính có chính sách đặc
cách cấp chứng chỉ Kế toán viên hành nghề cho cán bộ quản lý hành nghề kế toán
tại VAA và một số người hiện đang hành nghề trong các công ty dịch vụ kế toán
có trình độ, kinh nghiệm và lâu năm trong nghề kế toán.
(5)- Đẩy
mạnh hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế
–
Tham dự tích cực các hoạt động của Hiệp hội kế toán Đông Nam Á (AFA). Chủ động
đưa ra các sáng kiến nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nghề
nghiệp trong khu vực và hài hòa các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong khu vực.
–
Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động, thực hiện trách nhiệm hội viên theo quy
định của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC).
–
Tích cực phối hợp với Bộ Tài chính chuẩn bị tốt việc triển khai cam kết thừa
nhận chứng chỉ hành nghề kế toán và kiểm toán giữa các nước trong khu vực
ASEAN.
– Tăng cường giao lưu, hợp tác với các tổ
chức nghề nghiệp trong và ngoài khu vực với hình thức và nội dung đa dạng hơn,
phong phú hơn. Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với Hội Kế toán
công chứng Anh (ACCA) và Hội Kế toán công chứng Úc (CPA Australia) và các tổ
chức nghề nghiệp khác, trên cơ sở các biên bản hợp tác đã được ký giữa các
bên.
– Chủ động triển khai các công việc đã hợp tác có
hiệu quả, tổ chức một số hoạt động với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế tại Việt Nam
(ACCA, CPA Australia …).
– Chủ động đăng cai một số hoạt động của AFA
tại Việt Nam.
(6)- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá nghề nghiệp kế toán và
kiểm toán
– Nâng cao chất lượng Tạp
chí Kế toán và Kiểm toán, đảm bảo phát hành thường xuyên, đều đặn, duy trì số lượng phát hành. Tăng
cường tuyên truyền về Hội và hoạt động của Hội qua 20 năm qua hoạt động và
trưởng thành. Chấn chỉnh bộ máy hoạt động của Tạp chí. Thành lập Chi hội nhà
báo tại Tạp chí Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
– Tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng Website của
Hội. Coi trọng và duy trì thường xuyên “ Thông
tin hoạt động Hội ”, “ Trao đổi,
hướng dẫn nghề nghiệp ”,
“ Diễn đàn nghề nghiệp ”.
– Công tác thông tin tuyên truyền phải nhằm phục vụ tốt
nhất cho các hoạt động của Hội cũng như các tổ chức thành viên.
(7)- Tiếp tục có ý kiến đề xuất với
các bộ, ngành và cơ quan chức năng nhằm có cơ chế chính
sách tạo điều kiện giúp cho hoạt động của Hội duy trì và phát triển.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
(1) Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của các Ủy viên BCH Trung ương
Hội. Phân công rõ nhiệm vụ, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của từng ủy viên.
(2) Cải tiến lề lối
làm việc của Thường trực và Cơ quan Trung ương Hội. Đảm bảo sự gắn kết giữa
Lãnh đạo Hội với các tổ chức thành viên và đơn vị trực thuộc Hội.
(3) Bám sát các cơ quan Quản lý nhà nước về nghề nghiệp, đặc biệt là Bộ
Tài chính, Kiểm toán Nhà nước để kịp thời cập nhật thông tin mới về cơ chế,
chính sách, Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan quản lý hoạt động Hội, như Bộ
Nội vụ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, UBND tỉnh, thành phố,
để đó có định hướng họat động Hội phù hợp.
(4) Duy trì và phát triển mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp để triển khai nhiệm vụ Hội có hiệu quả
Nhiệm kỳ V (2014-2019) là nhiệm kỳ nâng cao toàn
diện chất lượng nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam. Các cấp Hội và toàn
thể hội viên cần thống nhất nhận thức về vị trí và vai trò quan trọng của Hội
nghề nghiệp, đồng thời quyết tâm hành động với tinh thần tự nguyện, ý thức
trách nhiệm cao nhằm tạo khởi sắc mới cho nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt
Nam ./.
Phụ lục số
01
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM
ĐỊNH XÃ HỘI
(Thời gian: từ 2010 đến nay)
TT |
Tên nhiệm vụ |
Đơn vị Phối hợp |
Thời gian thực hiện |
1 |
Đánh giá tình hình thực hiện Luật Kế toán và Nghị định |
Vụ Pháp chế Bộ TC, VCCI |
Tháng 10/2010 |
2 |
Tham gia ý kiến về tình hình thực hiện Luật thuế GTGT |
Vụ CS Thuế BTC |
Tháng 12/2010 |
3 |
Tham gia việc |
Vụ Chế |
Tháng 02/2011 |
4 |
Tham gia ý ý kiến |
Ngân hàng Nhà nước |
Tháng 8/2011 |
5 |
Tham gia xây |
UB Kinh tế của QH, Hội Luật gia Việt Nam |
Năm 2011, 2012 |
6 |
Tham gia xây dựng Hiến pháp 1992 sửa đổi |
QH,VUSTA, VCCI |
Năm 2012, 2013 |
7 |
Đánh giá và kiến nghị việc |
Vụ Chế độ KT &KT Bộ TC |
Năm 2012, 2013 |
8 |
Tham gia dự thảo TT ban ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá |
|
Tháng 8/2012 |
9 |
Tham gia ý kiến dự thảo TT thay thế TT số 28/2008/TT-BTC |
Tổng cục Thuế |
Tháng 10/2012 |
10 |
Tham gia xây dựng một số chuản mực kế toán |
Vụ Chế độ KT &KT Bộ TC |
Năm 2012, 2013 |
11 |
Tham gia sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán |
Vụ Chế độ KT &KT Bộ TC |
Năm 2012, 2013 |
12 |
Góp ý dự thảo NĐ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong |
Vụ Chế |
Tháng 5/2013 |
13 |
Tham gia ý kiến về dự thảo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về |
Vụ Chế |
Tháng 8/2013 |
14 |
Tham gia Đề án hoàn |
Vụ Pháp chế Bộ TC |
Tháng 9/2013 |
15 |
Tham gia sửa đổi, bổ sung Luật NSNN |
QH, Vụ NSNN BTC |
Năm 2012, 2013 |
16 |
Tham gia sửa đổi Luật Lao động, BHYT |
QH, Vụ Các VĐXH-QH |
Năm 2013 |
17 |
Tham gia xây dựng Luật Đầu tư công |
Bộ KHĐT |
Năm 2013 |
18 |
Tham gia chương |
Vụ Chế |
Năm 2012 |
19 |
Tham gia dự thảo Chiến lược phát triển hệ thống kế toán, |
Vụ Chế độ KT &KT Bộ TC |
Năm 2013 |
20 |
Tham gia xây dựng một số chuẩn |
Vụ Chế độ KT &KT Bộ TC |
Năm 2013 |
21 |
Tham gia sửa đổi Luật Đất đai |
Bộ NN&PTNT |
Năm 2013 |
22 |
Tham gia đề án tái cơ cấu kinh tế |
CP, BỘ KHĐT |
Năm 2012, 2013 |
23 |
Tham gia Chiến lược tài chính 2020 |
BTC |
Năm 2012, 2013 |
24 |
Trực tiếp biên soạn 01 chuẩn mực kế toán |
Vụ CĐKT – BTC |
Năm 2013 |
25 |
Tham gia sửa đổi Quyết định ban hành Quy chế kiểm soát chất lượng |
BTC |
Năm 2013 |
|
|
|
Phụ |
||
|
|
|
|
|
|
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN VÀ TỔ CHỨC TRỰC THUỘC |
|||||
|
|
|
|
|
|
STT |
TÊN HỘI |
ĐỊA CHỈ |
CHỦ TỊCH HỘI |
ĐẠI HỘI |
SỐ |
I |
HỘI KẾ TOÁN TỈNH, THÀNH PHỐ |
||||
1 |
Hội KT thành phố |
Sở Tài chính Hà Nội, số 38B, Hai Bà Trưng, HN |
Phạm Công Bình (PGĐ Sở TC HN) |
Khóa V |
850 |
2 |
Hội KT thành phố |
Số 142 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, TP Hồ Chí Minh |
Phạm Thị Kim Lệ |
Khóa V (10/2013) |
696 |
3 |
Hội KT thành phố |
Sở Tài chính Hải Phòng, số 22 Trần Phú, HP |
Lê T.Thu Hương (PGĐ Sở TC HP) |
|
362 |
4 |
Hội Kế toán – Kiểm |
Số 56 Nguyễn Thái Học, TP Cần Thơ |
Trương Viết Hùng |
Khóa III (01/2014) |
78 |
5 |
Hội KT tỉnh Hải Dương |
Cục Thuế Hải Dương, phố Nguyễn Lương Bằng, HD |
Lê Thị Dương (Nguyên Cục trưởng Thuế Hải Dương) |
Khóa III (11/2012) |
118 |
6 |
Hội KT tỉnh |
Sở Tài chính Thừa Thiên Huế, Số 15 Lê Lợi, Thừa Thiên Huế |
Trần Bá Mẫn |
|
56 |
7 |
Hội KT tỉnh Đắk Lắk |
Sở TC Đắk Lắk, Số 7 Nguyễn Tất Thành, |
Lê Thị Oanh |
Khóa II (9/2011) |
300 |
8 |
Hội Kế toán – Kiểm |
Sở TC Thái Nguyên- Số 5 đường Đội Cấn, TP TN |
Nguyễn Hòa Bình |
Khóa I (11/2008) |
50 |
9 |
Hội KT tỉnh Bến Tre |
Sở Tài chính Bến Tre |
Lê Phi Bằng |
Khóa I |
67 |
II |
HỘI KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN CHUYÊN NGÀNH |
||||
1 |
Hội Kế toán KBNN |
Số 32 Cát Linh, Hà Nội |
Vũ Khắc Chính |
Khóa III (11/2013) |
2,423 |
2 |
Hội Kiểm toán viên |
P 504 Toà nhà dự án, Số 4 ngõ 1 Hàng Chuối, Hà Nội |
Trần Văn Tá |
|
|
3 |
Hội Kế toán Địa chất |
Cục Địa chất khoáng sản, số 6 Phạm Ngũ Lão, HN |
Văn Minh Xứng |
Khóa I (8/2013) |
121 |
III |
PHÂN HỘI KẾ TOÁN NGÀNH |
||||
1 |
Phân hội Kế toán |
Vụ Tài chính Kế toán, |
Phạm Công Tham |
Nhiệm kỳ I |
372 |
2 |
Phân hội Kế toán |
Ban Tài chính Kế toán – TCT Bưu chính viễn thông, Huỳnh |
Nguyễn Văn Nhiễn |
|
1.360 |
3 |
Phân Hội Kế toán |
Vụ Tài chính kế toán – Bộ Giao thông vận tải 80 Trần Hưng |
Đỗ Văn Quốc |
|
|
4 |
Phân hội Kế toán NN&PTNT |
Vụ Tài chính kế toán- Bộ NN & PTNTSố 2 Ngọc Hà, Hà Nội |
|
|
269 |
IV |
CHI HỘI KẾ TOÁN TRỰC THUỘC HỘI |
||||
1 |
Chi Hội Kế toán |
Khoa Kế toán HVTC – |
Vũ Văn Việt |
|
100 |
2 |
Chi hội KT Trường |
Khoa Kế toán Kiểm toán Trường Đại học KTQD- Số 207 đường |
|
|
25 |
3 |
Chi hội Kế toán TCT |
Phòng TCKT, Tổng Cty Gang thép Thái Nguyên-Phường Cam Giá, |
Đỗ Xuân Hòa |
|
|
4 |
Chi hội KT C.ty Hợp |
Số 17 Lô 2C Khu đô thị Trung Yên, Trung Hoà, HN |
Phan Thanh Nam |
Khóa II |
20 |
5 |
Chi hội Kế toán Cty TNHH VFAM |
Phòng 313 Nhà E3b Yên Hòa, phố Trung Yên 1, Cầu Giấy, HN |
Vũ Xuân Tiền |
Khóa II |
10 |
6 |
Chi hội KT hành nghề |
Số 192 đường Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội |
Đặng Văn Thanh |
Khóa I |
130 |
7 |
Chi Hội KT Trường |
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội- quận Long Biên, Hà Nội |
Phạm Thị Mỹ Dung |
Khóa I |
65 |
8 |
Chi hội KT Cty TNHH |
Số 5 ngách 19/15 phố Kim Đồng – Hoàng Mai, Hà Nội |
Nguyễn Thanh Nam |
|
10 |
9 |
Công ty TNHH Tư |
Tập thể ĐH Ngoại ngữ, phố Trần Quốc Hoàn, |
Đại diện: |
|
|
10 |
Công ty CP MISA |
Tòa nhà HOB, Lô B1D, Cụm sản xuất tiểu thủ CN và CN nhỏ, |
ĐD: Lữ Thành Long |
Công nhận |
|
V |
TỔ CHỨC TRỰC THUỘC |
||||
1 |
CLB KTT toàn quốc |
Số 192 đường Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội |
Chủ nhiệm |
Khóa V |
800 |
2 |
Ban Quản lý HNKT |
Số 192 đường Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội |
Trưởng ban: |
|
3 |
3 |
Trung tâm NC&TV |
Số 192 đường Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội |
Giám đốc: |
|
3 |
4 |
Tạp chí Kế toán và |
Số 192 đường Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội |
TBT: |
|
3 |
Phụ lục số 03
DANH MỤC CÁC ĐỀ
TÀI KHOA HỌC
TT |
TÊN ĐỀ TÀI |
NĂM |
CẤP |
1 |
Sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước trong thảo luận, quyết |
2011-2012 |
Bộ |
2 |
Phân tích chính sách tài chính trong quy trình lập pháp |
2012-2013 |
Bộ |
3 |
Căn cứ lý luận và thực tiễn các quy định |
2013 |
Bộ |
4 |
Giải pháp |
2013 |
Bộ |
Phụ lục số 04a
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
(Các lớp do Trung ương Hội
tổ chức từ năm 2009 đến 2013)
|
|
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
Cộng |
||||||
TT |
Lớp bồi dưỡng |
Số lớp |
Số HV |
Số lớp |
Số HV |
Số lớp |
Số HV |
Số lớp |
Số HV |
Số lớp |
Số HV |
Số lớp |
Số HV |
1 |
Kế toán trưởng DN và HCSN |
10 |
626 |
10 |
577 |
7 |
371 |
8 |
504 |
6 |
420 |
41 |
2.497 |
2 |
Hướng dẫn ôn thi |
1 |
60 |
1 |
35 |
1 |
60 |
1 |
45 |
1 |
40 |
5 |
240 |
3 |
Hướng dẫn ôn |
|
|
|
|
2 |
180 |
|
|
|
|
2 |
180 |
4 |
CËp nhËt |
4 |
87 |
15 |
825 |
8 |
759 |
4 |
238 |
12 |
660 |
43 |
2.569 |
5 |
BD chương trình kế toán nâng cao cán bộ TC Thuế |
3 |
290 |
3 |
218 |
|
|
|
|
|
|
6 |
508 |
6 |
BD kiến thức cho cán bộ tài |
2 |
122 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
122 |
7 |
Kế toán căn bản cho cán bộ Thuế |
|
|
13 |
1.017 |
|
|
|
|
|
|
13 |
1.017 |
8 |
Cập nhật kiến thức |
|
|
2 |
100 |
|
|
|
|
|
|
2 |
100 |
9 |
Cập nhật kiến thức cho cán bộ kiểm soát TĐ` dầu khí |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
65 |
2 |
65 |
10 |
BD kiến thức cho GĐ |
|
|
|
|
3 |
80 |
|
|
|
|
3 |
80 |
11 |
Đào tạo nâng |
|
|
|
|
5 |
230 |
23 |
700 |
25 |
1.120 |
53 |
2.050 |
|
Tổng cộng |
20 |
1.184 |
44 |
2.772 |
26 |
1.680 |
36 |
1.487 |
46 |
2.305 |
172 |
9.428 |
(Phụ lục số 04b)
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
(Do các đơn vị thành viên tổ chức từ năm 2009 đến 2013)
|
|
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
Cộng |
||||||
TT |
Lớp bồi dưỡng |
Số lớp |
Số HV |
Số lớp |
Số HV |
Số lớp |
Số HV |
Số lớp |
Số HV |
Số lớp |
Số HV |
Số lớp |
Số HV |
1 |
Hội KT TP Hồ Chí Minh |
35 |
2.576 |
29 |
1.856 |
43 |
2.907 |
35 |
2.838 |
28 |
2.000 |
170 |
12.467 |
|
Hội KếT-KỉT TP Cần Thơ |
|
|
2 |
149 |
1 |
93 |
2 |
89 |
1 |
38 |
6 |
369 |
2 |
Hội Kế toán Hải Dương |
2 |
800 |
3 |
1200 |
5 |
1700 |
10 |
3.000 |
3 |
1500 |
23 |
8.200 |
3 |
Hội KếT-KỉT |
|
392 |
|
|
|
|
|
|
18 |
1.000 |
19 |
1.392 |
4 |
Hội Kế toán Bến Tre |
|
|
|
|
|
|
3 |
361 |
|
|
3 |
361 |
5 |
Hội Kế toán Đăk Lăk |
|
|
|
|
|
|
|
508 |
|
|
|
508 |
6 |
Héi KÕ to¸n §Þa chất |
|
130 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
130 |
7 |
Hội Kiểm toán viên hành nghề |
|
3.000 |
22 |
|
35 |
4.855 |
43 |
|
|
|
|
|
8 |
Ph©n héi |
|
3500 |
|
400 |
2 |
600 |
1 |
300 |
1 |
400 |
|
5.200 |
9 |
Công ty (HV tổ |
25 |
1.985 |
27 |
2.218 |
36 |
2.926 |
42 |
3.120 |
45 |
3.200 |
175 |
13.431 |
Dự thảo
BÁO CÁO TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA BAN KIỂM TRA NHIỆM KỲ 2009 – 2014
I. VỀ TỔ CHỨC CỦA BAN KIỂM
TRA HỘI
Ban kiểm tra Hội Kế toán và Kiểm
toán Việt Nam (VAA) gồm 05 đồng chí:
1) Ông Phạm Công Tham, UVTV BCH
Trung ương Hội- Trưởng ban;
2) Ông Phạm Mạnh Hùng, UVBCH
Trung ương Hội- Ủy viên;
3) Bà Đậu Thị Thùy Hương, UVBCH Trung
ương Hội, Phó giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội- Ủy viên;
4) Bà Bùi Thị Thanh, Nguyên Kế toán
trưởng TCT Bia Rượu NGK Hà Nội, UV CLB Kế toán trưởng toàn quốc- Ủy viên;
5) Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chánh Thanh
tra Sở Tài chính Hà Nội- Ủy viên.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM
TRA
1) Ngay sau Đại hội lần
thứ IV (nhiệm kỳ 2009 – 2014) của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Ban Kiểm
tra đã xây dựng chương trình hoạt động toàn khóa. Hàng năm có báo cáo tổng kết
và lập kế hoạch hoạt động của Ban kiểm tra.
2) Ban Kiểm tra đã phối hợp với Thường trực Trung ương Hội tiến hành
kiểm tra hoạt động của 03 Hội thành viên: Hội Kế toán Kho bạc Nhà nước Việt
Nam, Hội Kế toán TP Hà Nội, Hội Kế toán tỉnh Hải Dương; 03 Phân hội kế toán
ngành: Phân hội Kế toán Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phân hội Kế toán
Bưu điện, Phân hội Kế toán Giao thông vận tải; 03. Làm việc với lãnh đạo một số
tập đoàn, tổng công ty: Tập đoàn Dầu khí Viêt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
3) Ban Kiểm tra đã tiến
hành kiểm tra số lượng và danh sách hội viên của các tổ chức Hội, Phân hội, Chi
hội thành viên. Phương thức kiểm tra là có văn bản yêu cầu các tổ chức thành
viên báo cáo số lượng và danh sách hội viên. Trên cơ sở đó sẽ kiểm tra trực
tiếp tại một số tổ chức thành viên.
4) Ban Kiểm tra đã trình
chủ tịch Hội thành lập Đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra Báo cáo tài chính
của Văn phòng Hội và các tổ chức trực thuộc Hội (Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn
quốc, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế toán, Tạp chí Kế toán và Kiểm
toán). Niên độ kiểm tra gồm các năm 2010, 2011, 2012, 2013. Đoàn kiểm tra đã
hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo kết quả kiểm tra cho Chủ tịch Hội và Trưởng Ban
kiểm tra. Kết quả kiểm tra là cơ sở để lập báo cáo công khai tình hình tài
chính của Hội trong nhiệm kỳ IV.
5) Về theo dõi tình hình
thực hiện Điều lệ Hội, Chương trình hoạt động toàn khóa và hàng năm của Hội,
của BCH Trung ương Hội, tình hình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Hội:
Nhìn chung Điều lệ Hội đã được thực
hiện đầy đủ, trừ trường hợp về mặt tổ chức còn tồn tại một số Phân hội ngành
như Phân hội Kế toán Giao thông vận tải, Phân hội Kế toán Bưu điện, Phân hội Kế
toán Công Thương… Thường trực Trung ương Hội đã làm việc với Bộ Nội vụ để hướng
dẫn các Phân hội ngành làm thủ tục chuyển thành Hội kế toán ngành. Tuy nhiên
cho đến nay các Phân hội ngành đều chưa thực hiện, riêng Phân hội Kế toán Công
Thương đề nghị được giữ hình thức hoạt động như hiện tại.
Trong nhiệm kỳ Hội đã
quyết định thành lập thêm 07 tổ chức thành viên, trong đó Phân hội kế toán Địa
chất thành lập năm 2009, đến 2013 đã được nâng cấp thành Hội kế toán Địa chất.
Hàng năm BCH Trung ương Hội đã duy trì
nền nếp sinh hoạt 01 lần/năm, Ban Thường vụ Trung ương Hội họp 02 lần/năm. Các
kỳ sinh hoạt đều có nội dung cụ thể, thiết thức, có báo cáo tổng kết và chương
trình hoạt động Hội. Hội nghị BCH và các cuộc họp Thường vụ đều có Nghị quyết
và được thông báo đến các ủy viên BCH và các tổ chức thành viên.
VAA đã thực hiện tốt nghĩa vụ thành
viên với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Liên đoàn kế
toán Quốc tế (IFAC), và Liên đoàn kế toán Đông Nam Á (AFA).
VAA đã ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi một số Quy
chế, như: Quy chế làm việc của BCH Trung ương Hội, Quy chế làm việc của CLB Kế
toán trưởng toàn quốc, Quy chế tài chính và quản lý tài sản, Quy chế hoạt động
Ban Quản lý hành nghề kế toán, nhiệm vụ của các ban chuyên môn, v.v…
Về
hoạt động của các tổ chức thành viên: Một số Hội, Phân hội, Chi hội thành viên
đã chấp hành tốt Điều lệ VAA; đã duy trì nền nếp sinh hoạt Ban Thường vụ, BCH,
có nhiều hoạt động phong phú, tổ chức cho hội viên sinh hoạt, hội thảo, tham
quan, học tập trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt các chế độ chính sách mới, bảo vệ
quyền lợi hội viên như: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Hội Kế toán TP
Hồ Chí Minh, Phân hội kế toán Công Thương, Câu Lạc Bộ KTT toàn quốc, Hội Kế
toán TP Hà Nội sau khi được củng cố đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ và có nhiều hình
thức hoạt động khởi sắc. Bên cạnh đó một số Hội, Phân hội, Chi hội thành viên
hoạt động không thường xuyên, Ban Thường vụ, BCH không duy trì nền nếp sinh
hoạt, chậm tổ chức đại hội nhiệm kỳ, chậm kiện toàn tổ chức, không nắm chắc
danh sách hội viên, không thực hiện việc thu nộp hội phí, không thực hiện chế
độ báo cáo tình hình hoạt động và nộp niên niễm theo quy định của VAA.
Tuy các Ban chuyên môn của Hội đã được thành lập, có chương trình hoạt
động nhưng các Ban chuyên môn chưa hoạt động thường xuyên, một số Ban hiệu quả
hoạt động kém, thậm trí không hoạt động.
6) Về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo: Trong cả nhiệm kỳ Ban Kiểm tra nhận được 03 đơn thư tố cáo, trong đó 02
đơn có ghi danh, 01 đơn nặc danh. Theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo và
Điều lệ VAA, Ban Kiểm tra đã xem xét và báo cáo Chủ tịch VAA giải quyết 01 đơn,
chuyển 01 đơn cho Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam giải quyết, đồng thời
nắm tình hình liên quan đối với đơn nặc danh.
7) Đã tham gia 02 lớp tập huấn về công
tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo do VUSTA tổ chức.
8) Đã thực hiện chế độ báo cáo thường
kỳ hàng năm cho Chủ tịch VAA và Uỷ ban
Kiểm tra Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Thiếu sót của Ban Kiểm tra Hội là chưa duy trì sinh hoạt Ban thường xuyên ./.
Dự thảo
BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA BCH
TRUNG ƯƠNG HỘI KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM
NHIỆM KỲ IV (2009 – 2014)
BCH Trung ương Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (sau đây viết tắt là BCH) do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
(nhiệm kỳ 2009-2014) bầu ra, gồm 35 đồng chí, trong đó có 01 Chủ tịch, 03 phó
chủ tịch; 01 Tổng thư ký, Ban Thường vụ 11 đồng chí (trong đó 01 đồng chí là
Trưởng ban Kiểm tra).
Trong tổng số 35 ủy viên BCH có: 06 đồng
chí là cán bộ chuyên trách tại cơ quan Trung ương Hội, 17 đồng chí đại diện cho
các tổ chức Hội thành viên, 07 đồng chí đại diện cho những người làm tài chính,
kế toán tại các doanh nghiệp, 03 đồng chí làm việc trong các cơ quan quản lý
nhà nước, 02 đồng chí ở các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học về tài chính
kế toán. 100% có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trong đó 18 đồng chí
có trình độ trên đại học chiểm 51,4 % (02 GS.TS, 02 PGS.TS, 03 TS, 11 Th.sỹ).
Trong nhiệm kỳ qua, BCH
Trung ương Hội đã họp 6 lần, Ban Thường vụ họp 9 lần. Bên cạnh việc kiểm điểm,
đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Hội và các tổ chức thành viên, rút
ra những kinh nghiệm thành công, bàn biện pháp khắc phục nhược điểm, các hội
nghị BCH Trung ương Hội và của Ban Thường vụ đã đề ra được những giải pháp quan
trọng cho mọi hoạt động của Hội trong từng thời kỳ.
BCH
luôn nêu cao trách nhiệm, đoàn kết nhất trí trong chỉ đạo hoạt động của Hội từ
cấp Trung ương đến các cấp hội tỉnh thành phố, hội và phân hội chuyên ngành, các
chi hội trực thuộc. Về cơ bản BCH đã triển khai chỉ đạo tốt Nghị quyết và nhiệm
vụ, phương hướng hoạt động nhiệm kỳ IV do Đại hội đại biểu toàn quốc thông qua,
cũng như chương trình kế hoạch toàn khóa do Hội nghị BCH Trung ương lần thứ hai
Khóa IV đề ra. Cụ thể trên các mặt: Duy trì công tác củng cố hoạt động và phát
triển hội viên ở các cấp Hội thành viên; đẩy mạnh các hoạt động của Hội, như:
công tác nghiên cứu khoa học và tham gia xây dựng, phản biện chính sách, bồi
dưỡng nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức nghề nghiệp cho hội viên cũng như
đội ngũ những người làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán, công tác quản
lý hành nghề kế toán, kiểm toán, hoạt động thông tin tuyên truyền về nghề
nghiệp, hoạt động đối ngoại v.v…
Trong quá trình hoạt động BCH luôn tranh
thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cơ quan Đảng và Nhà nước, như: Bộ Tài chính,
Bộ Nội vụ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Tư pháp, Văn
phòng Quốc hội, Ban Đối ngoại Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… BCH cũng đã thường
xuyên có quan hệ, trao đổi và hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và
khu vực đặc biệt là với các tổ chức có Văn phòng đại diện tại Việt Nam như
ACCA, CPA Australia… Chính nhờ những hoạt động và quan hệ đó đã giúp cho BCH
có những định hướng đúng đắn trong chỉ đạo và có những điều kiện thuận lợi để
triển khai hoạt động của Hội.
Về lề lối làm việc, Nhìn chung Ban
chấp hành và Ban Thường vụ Trung ương Hội đảm bảo sinh hoạt đều đặn theo đúng
Điều lệ Hội và Quy chế làm việc của BCH. Các cuộc họp, hội nghị được thảo luận
dân chủ và tập trung vào những vấn đề chủ yếu và cấp thiết. Tài liệu phục vụ
mỗi lần tổ chức Hội nghị BCH đều được chuẩn bị kỹ và gửi trước cho các ủy viên
BCH để nghiên cứu và có ý kiến tham gia. Kết thúc mỗi kỳ Hội nghị đều ra được
Nghị quyết và thông báo kết quả đến từng thành viên BCH cũng như đến các tổ
chức thành viên và hội viên.
Bên cạnh những việc đã làm được, trong hoạt động
của Ban Chấp hành Trung ương Hội cũng còn bộc lộ một số nhược điểm cần được rút
kinh nghiệm và khắc phục trong nhiệm kỳ tới:
Trước hết có thể nhận thấy, đa số ủy viên BCH đều
không phải là cán bộ chuyên trách công tác hội, phần đông bận nhiều công tác
khác nên thời gian và công sức dành cho hoạt động hội bị hạn chế. Mặc dù các
cuộc họp của Ban Chấp hành cũng như của Ban Thường vụ đều có nghị quyết, nhiều
Hội nghị có sự phân công cụ thể trách nhiệm cho từng Ủy viên, nhưng trong thực
tế có một số nội dung công việc tuy có đề ra nhưng không được triển khai hoặc
có triển khai nhưng kết quả là không đáng kể.
Một số đồng
chí ủy viên BCH thể hiện ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được phân
công chưa được tốt, thậm trí còn bàng quan, không hề quan tâm tới vị trí, vai
trò và nhiệm vụ của mình là một Ủy viên BCH. Các cuộc họp của BCH và Ban Thường
vụ thường không đảm bảo đủ 100% số lượng, thường chỉ được 50-60% đối với các
cuộc họp BCH và 70-80% đối với các cuộc họp Ban Thường vụ, cá biệt có một vài
đồng chí trong cả nhiệm kỳ không hề tham gia sinh hoạt hoặc chỉ tham gia một
hoặc hai lần, riêng các Ban chuyên môn của Hội thì rất ít sinh hoạt và hiệu quả
hoạt động là rất yếu.
Tóm lại, trong nhiệm kỳ IV (2009-2014), BCH Trung
ương Hội đã chỉ đạo tốt việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ và chương trình
công tác toàn khóa do Đại hội đề ra, các mặt hoạt động của Hội đã có nhiều tiến
bộ với chất lượng toàn diện hơn. Tuy nhiên, hoạt động của Hội chưa có được
những bước tiến đáng kể theo hướng trở thành Hội nghề nghiệp đích thực. Sự sát
sao, năng động của BCH và Ban Thường vụ còn hạn chế nhất là việc quản lý nghề
nghiệp, đạo đức hành nghề, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên. Nội dung
hoạt động của các tổ chức thành viên còn nghèo nàn, lúng túng. Đó là những vấn
đề cần được rút kinh nghiệm để BCH nhiệm kỳ sau hoạt động có hiệu quả hơn.
Có được những kết quả trên đây, trước hết là do sự
nỗ lực và nêu cao tinh thần trách nhiệm của đa số các đồng chí trong BCH, sau
đó là và sự ủng hộ của các tổ chức, các cơ quan Đảng và Nhà nước, của các cấp
Hội và của mỗi hội viên. Nhân dịp này BCH Trung ương Hội xin chân thành cảm ơn các
cơ quan, tổ chức và hội viên, hy vọng rằng trong nhiệm kỳ V tới đây sẽ được sự
giúp đỡ, hỗ trợ nhiều hơn nữa để BCH mới có thể hoàn thành xuất sắc chương
trình, nhiệm vụ mà Đại hội đề ra ./.
Dự thảo
BÁO CÁO TÓM TẮT
HOẠT ĐỘNG 20 NĂM
HỘI KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (1994-2014)
(Trình bày tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội)
Hội Kế toán Việt Nam (từ tháng 5 năm 2004
đổi tên thành Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam), được thành lập theo Quyết định
số 12/TTg ngày 10/01/1004 của Thủ tướng Chính phủ, là tổ chức xã hội – nghề
nghiệp của những người hoạt động trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán ở Việt
Nam.
Từ ngày đầu thành lập với tổ chức
tiền thân là Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc chỉ có gần 300 hội viên, đến
nay Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã có 27 đơn vị thành viên (gồm 09 Hội kế
toán tỉnh thành phố, 02 Hội kế toán, kiểm toán chuyên ngành, 05 Phân hội kế
toán ngành, 08 Chi hội kế toán trực thuộc, 02 hội viên tổ chức, 01 tổ chức Câu
lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc) với tổng số hơn 8.000 hội viên. Cơ quan Trung
ương Hội có Văn phòng Hội và 3 tổ chức trực thuộc (Ban Quản lý hành nghề kế
toán, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế toán, Tạp chí Kế toán và Kiểm
toán) làm việc theo chế độ chuyên trách.
Hội
Kế toán và Kiểm toán Việt Nam là thành viên của Liên hiệp các hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), từ năm 1998 Hội đã gia nhập và là thành viên chính
thức của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), của Liên đoàn Kế toán Đông Nam Á (AFA),
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (tổ chức thành viên của Hội) là thành
viên chính thức của Hiệp hội Kế toán Châu Á-Thái Bình Dương (CAPA).
Trong hoạt động
tư vấn, phản biện, giám định xã hội, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã đóng
góp tích cực, có hiệu quả vào việc tham gia xây dựng hoàn thiện hệ thống chính
sách và pháp luật về tài chính, kế toán và kiểm toán. Trong đó có những đề án
và dự án luật quan trọng, như: Luật Kế toán, Luật Thống kê, Luật Kiểm toán nhà
nước, Luật Kiểm toán độc lập, các luật Thuế, Chương trình cải cách chế độ kế
toán doanh nghiệp và chế độ kế toán nhà nước, Hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn
mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Đề án về việc
nhà nước chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc
quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán…và mới đây nhất là Chiến lược phát triển
hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam và kế hoạch triển khai chiến lược kế toán
– kiểm toán đến năm 2020 tầm nhìn 2030, dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi…Ngoài
việc tham gia vào những đề án quan trọng nêu trên, Hội còn thực hiện việc tư
vấn về chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán (miễn phí) cho hàng nghìn
trăm/người/năm.
Nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng và cập
nhật kiến thức cho hội viên là lĩnh vực hoạt động được các cấp hội từ Trung
ương đến địa phương và các đơn vị đặc biệt quan tâm. Hàng chục đề tài nghiên
cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành
đã hoàn thành và được đánh giá cao. Trung ương Hội và các đơn vị: Trung
tâm Nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế toán, Hội Kế toán thành phố Hồ Chí Minh,
Hội Kế toán Hà Nội, Hội Kế toán thành phố Cần Thơ, Hội Kiểm toán viên hành
nghề, Hội Kế toán Kho bạc nhà nước, Phân hội Kế toán Công Thương…hàng năm tổ
chức nhiều chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và
cập nhật kiến thức đã thu hút hàng vạn lượt người là hội viên và cán bộ làm
việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán tham gia.
Câu lạc bộ Kế toán
trưởng toàn quốc – tổ chức tiền thân và là hạt nhân của Hội, được thành lập từ
năm 1989, đến nay trải qua 25 năm CLB đã tập hợp đông đảo đội ngũ hàng trăm các
kế toán trưởng, kiểm toán viên, giám đốc tài chính, các nhà khoa học tài chính
kế toán trong phạm vi cả nước, đến nay CLB đã tổ chức được 42 kỳ sinh hoạt
chuyên môn với nội dung thiết thực, hấp dẫn và bổ ích. Tại các kỳ sinh hoạt,
ngoài phần nội dung chính là phổ biến, thảo luận chính sách mới, CLB đã giành
nhiều thời gian để hội viên tọa đàm, trao đổi nghề nghiệp giữa các kế toán
trưởng, giữa người làm thực tế với cán bộ quản lý, nhà khoa học. Mỗi lần sinh
hoạt là một kỳ hội ngộ giao lưu tình cảm, chia sẻ vui buồn, vướng mắc nghề
nghiệp…đã tạo nên mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau giưa các hội viên. Sau mỗi
kỳ sinh hoạt CLB đã đưa ra được những căn cứ pháp lý, những cơ sở thực tiễn và
những giải pháp để đề xuất với cơ quan nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế
chính sách.
Tạp chí Kế toán (ra đời năm 2002,
đến năm 2011 đổi tên thành Tạp chí Kế toán và Kiểm toán) – cơ quan ngôn luận
của Hội liên tục phát hành hàng tháng, đến nay đã xuất bản được 127 số với số
lượng trên 3.000 cuốn/số. Tạp chí luôn
đổi mới về nội dung và hình thức, chất lượng ngày càng cao đã thực sự trở thành
diễn đàn thông tin, trao đổi nghề nghiệp, đồng thời cũng là món ăn tinh thần
không thể thiếu đối với đông đảo đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực
tài chính, kế toán, kiểm toán.
Ngày 14 tháng 7 năm 2005 đánh dấu bước tiến
quan trọng trong việc Nhà nước chuyển giao cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt
Nam thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán
bằng Quyết định số 47/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Điều này một mặt thể hiện sự
đánh giá đúng đắn và sự tin cậy của Nhà nước đối với tổ chức Hội, mặt khác cũng
đánh dấu sự trưởng thành của Hội Kế toán và Kiemr toán Việt Nam. Trên thực tế, từ khi có quyết
định 47 nhất là từ năm 2007 đến nay Hội (cụ thể là VAA và VACPA) đã đảm đương
rất tốt các nhiệm vụ đã được Bộ Tài chính giao cho. Hàng năm thực hiện tốt việc
đăng ký và quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán; tổ chức chặt chẽ các cuộc kiểm
tra kiểm soát chất lượng dịch vụ và đạo đức nghề nghiệp của kế toán kiểm toán
viên; mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và cập nhật kiến thức cho hàng
nghìn/lượt kế toán viên và kiểm toán viên hành nghề…
Với tư cách là
thàng viên chín thức của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) và của Liên đoàn Kế toán Đông
Nam Á (AFA), Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã làm tròn nghĩa vụ của tổ chức
thành viên và nỗ lực tham gia có hiệu quả các hoạt động của IFAC và AFA. Hội
thường xuyên tham dự và có báo cáo trình bày tại các kỳ họp của Hội đồng AFA
được tổ chức định kỳ mỗi năm 3 lần. Đặc biệt, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức
tốt Hội nghị kế toán quốc tế tại Hà Nội năm 1996, và với vai trò Chủ tịch Hội
đồng AFA nhiệm kỳ 2004-2005 Hội đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ 14 Liên
đoàn kế toán các nước ASEAN vào tháng 12 năm 2005, qua đó nâng cao vị thế của
Hội và hình ảnh của kế toán, kiểm toán Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong 20 năm
qua Hội cũng đã thường xuyên và ngày càng phát triển quan hệ hợp tác với các
thành viên của IFAC và AFA như: Hội Kế toán công chứng Anh (ACCA), Hội Kế toán
công chứng Úc (CPA Australia), Liên đoàn Kế toán Thái Lan (FAT), Hội Kế toán
công chứng Singapore, Malaysia…thông qua việc ký kết các thỏa thuận hợp tác,
các cuộc trao đổi thảo luận, các hội thảo khoa học về chuyên môn… Sự hợp tác
chặt chẽ này đã đem đến cho Hội nhiều cơ hội để được tiếp cận với thị trường
thế giới, vừa được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lại vừa nhận được sự hỗ trợ cả
về kinh nghiệm và nguồn lực từ các nước bạn, đồng thời có cơ hội để giới thiệu
và quảng bá về tổ chức Hội, về đất nước, con người và đường lối chính sách của
Việt Nam nhằm tranh thủ sự đồng tình của bạn bè trên thế giới
Tóm lại, trải
qua 20 năm hoạt động từ 1994 đến nay, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã phát
triển ngày càng mạnh mẽ và vững chắc, hoạt động của Hội thực hiện tốt mục tiêu
vì sự nghiệp duy trì và phát triển nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nghiệp vụ
chuyên môn, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nhàm phục vụ tốt hơn yêu cầu
quản lý kinh tế tài chính của đất nước, được xã hội thừa nhận, được các tổ chức
nghề nghiệp khu vực và thế giới ngày càng tín nhiệm, góp phần quan trọng vào sự
nghiệp phát triển nghề nghiệp kế toán và kiểm toán, sự nghiệp đổi mới và phát
triển kinh tế của đất
nước và công cuộc hội nhập với khu vực và thế giới. Với sự nỗ lực của toàn thể
hội viên và các cấp Hội, trong 20 năm qua Hội và các tổ chức thành viên cũng
như hội viên đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, như
Huân chương Lao động hạng ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng
Bộ Tài chính, của Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, của
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố v.v…
Có được thành công như trên là do sự lãnh đạo
trực tiếp của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, sự quan tâm và
bảo trợ có hiệu quả của Bộ Tài chính, của Bộ Nội vụ, sự giúp đỡ của các bộ,
ban, ngành, của các địa phương, của các tổ chức nghề nghiệp khu vực và quốc và
trên hết là sự đóng góp đầy tâm huyết, những nỗ lực không mệt mỏi của đa số hội
viên.
Trong bối cảnh hiện nay, nền
kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam đang đứng trước những khó khăn đầy thách
thức, kế toán và kiểm toán Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập.
Để xứng đáng là tổ chức Hội nghề nghiệp thực sự và ngang tầm với các nước trong
khu vực và trên thế giới, Hội cần không ngừng đổi mới, sáng tạo, nỗ lực hơn
nữavđể củng cố và hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn,
đạo đức nghề nghiệp của từng hội viên. Có như vậy mới nâng cao được vị thế của
Hội và đáp ứng yêu cầu của công cuộc Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất
nước.
Thay mặt BCH Trung ương Hội, trong buổi lễ trọng thể
kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và Đại hội nhiệm kỳ lần thứ V của Hội Kế toán và
Kiểm toán Việt Nam, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đối với các cấp
lãnh đạo Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, Liên hiệp các hội Khoa
học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, các cơ quan đoàn thể, doanh
nghiệp trong cả nước, các bạn bè đồng nghiệp trong nước và quốc tế, các cơ quan
thông tấn báo chí… trong 20 năm qua đã quan tâm chỉ đạo và nhiệt tình giúp đỡ,
ủng hộ về tinh thần cũng như vật chất cho sự phát triển bền vững của Hội Kế
toán và Kiểm toán Việt Nam.
Kính chúc quý vị đại biểu mạnh khỏe,
hạnh phúc, chúc Đại hội thành công tốt đẹp ./.
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
NHÂN DỊP ĐẠI HỘI V CỦA HỘI KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VN
I. Huân chương lao động hạng nhì (01 tập
thể)
1- Hội Kế toán
và Kiểm toán Việt nam
II. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (03
tập thể)
1- Câu lạc bộ Kế
toán trưởng toàn quốc;
2- Trung tâm
Nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế toán;
3- Tạp chí Kế
toán và Kiểm toán.
III. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính
III.1- 04 tập thể
1- Văn phòng Hội
Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
2- Hội Kế toán
thành phố Hồ Chí Minh;
3- Phân hội Kế
toán Công thương;
4- Công ty cổ
phần MISA.
III.2- 02 cá nhân
1-Ông Phạm Công
Bình- Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, Chủ tịch Hội Kế toán thành phố Hà Nội;
2. Ông Phi Văn
Tuấn- Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, nguyên Phó chủ tịch Hội Kế toán thành phố Hà
Nội.
IV. Bằng khen của Chủ tịch Liên hiệp các
Hội KH&KT Việt Nam
IV.1- 02 tập thể
1. Hội Kế toán
và Kiểm toán thành phố Cần Thơ, thuộc Hội Kế toán và Kiểm toán VN;
2. Chi hội Kế
toán ngành Tài chính,thuộc Hội Kế toán TP Hà Nội.
IV.2- 16 cá nhân:
1- Ông Đặng Văn
Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán VN;
2- Ông Đỗ Đình
Lâm, Tổng Thư ký Hội Kế toán và Kiểm toán VN;
3- Ông Phạm Công
Tham, Trưởng ban Quản lý hành nghề kế
toán;
4- Ông Vũ Hữu Nam,
Giám đốc Trung tâm NC và TV kế toán;
5- Bà Đàm Thị Lệ
Dung, Trưởng phòng, Tạp chí Kế toán và
Kiểm toán;
6. Ông Hoàng
Tuân- Trưởng phòng Sở Tài chính Hà Nội, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Kế
toán TP Hà Nội;
7. Bà Bùi Mai
Vân- Trưởng phòng Cục Thuế Hà Nội, Ủy viên Thường vụ BCH Hội Kế toán TP Hà Nội;
8- Ông Trương
Viết Hùng, Chủ tịch Hội Kế toán Kiểm toán TP Cần Thơ;
9- Ông Trịnh
Đình Chính, Phó chủ tịch Hội Kế toán Kiểm toán TP Cần Thơ;
10- Ông Lê Phi
Bằng, Chủ tịch Hội Kế toán tỉnh Bến Tre;
11- Bà Bùi Thị
Tuệ – PCT Kiêm Tổng Thư ký Phân hội Kế toán Công Thương;
12- Ông Nguyễn
Xuân Thùy, Ủy viên BCH Phân hội Kế toán Công Thương;
13- Bà Bùi Thị
Thanh – Ủy viên BCH Phân hội Kế toán Công Thương;
14- Ông Hoàng
Thế Hiển, Ủy viên BCH Phân hội Kế toán Công Thương;
15- Ông Nguyễn
Hồng Dương, Ủy viên BCH Phân hội Kế toán Công Thương;
16- Ông Nguyễn
văn Tỳ, Ủy viên BCH Phân hội Kế toán Công Thương;
V. Giấy
khen của Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
V.1- 3 Tập thể
1- Hội Kế toán
tỉnh Bến Tre;
2- Chi hội Kế
toán Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam;
3- Công ty cổ
phần MISA.
V.2- 18 Cá nhân
1- Ông Nguyễn
Duy Lập, Ủy viên BCH Hội Kế toán TP Hà Nội;
2- Bà Đinh Thị
Thúy, Ủy viên BCH Hội Kế toán TP Hà Nội;
3- Bà Trần Thị
Hồng Hoa, Ủy viên BCH Hội Kế toán TP Hà Nội;
4- Ông Đặng Trần
Kiên, Ủy viên BCH Hội Kế toán TP Hà Nội;
5- Bà Đoàn Thị
Ngọc Hoa, Ủy viên BCH Hội Kế toán TP Hà Nội;
6- Bà Nguyễn Thị
Nhẫn, Ủy viên BCH Hội Kế toán TP Hà Nội;
7- Ông Nguyễn
Trường Sơn, Ủy viên BCH Hội Kế toán TP Hà Nội;
8- Ông Nguyễn
Chí Nguyện, Cán bộ Văn phòng Hội Kế toán Kiểm toán TP Cần Thơ;
9- Bà Nguyễn Thị
Hoàng Oanh, Cán bộ Văn phòng Hội Kế toán Kiểm toán TP Cần Thơ;
10- Bà Trương Thị
Yến, Phó Chủ tịch Hội Kế toán tỉnh Bến Tre;
11- Bà Trần Ngọc
Thủy, Ủy viên BCH Hội Kế toán tỉnh Bến Tre;
12- Bà Văn Kim
Bình, Ủy viên BCH Hội Kế toán tỉnh Bến Tre;
13- Ông Phan Tấn
Phát, Ủy viên BCH Hội Kế toán tỉnh Bến Tre;
14- Ông Trần Đức
Cân, Ủy viên BCH Phân hội Kế toán Công Thương;
15- Ông Phạm Hợp
Châu, Ủy viên BCH Phân hội Kế toán Công Thương;
16- Bà Nguyễn
Thị Minh Nguyệt, Ủy viên BCH Phân hội Kế toán Công Thương;
17- Ông Đỗ Văn
Tá, Kế toán trưởng Trường Đại học Quảng Ninh (thuộc Phân hội Kế toán Công
Thương);
18- Bà Nguyễn
Thị Hùng, Kế toán trưởng Trường Cao đẳng Thực phẩm TP Hồ Chí Minh (thuộc Phân
hội Kế toán Công Thương);
VI. Kỷ niệm chương vì sự nghiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
1- Ông Hà Quý
Sáng, Ủy viên Thường vụ, Chánh Văn phòng Hội Kế toán TP Hà Nội;
2- Bà Mai Thị
Lan Phương, Ủy viên BCH Hội Kế toán TP Hà Nội;
3- Bà Văn Kim
Bình, Ủy viên BCH Hội Kế toán tỉnh Bến Tre;
4- Ông Phan Tấn
Phát, Ủy viên BCH Hội Kế toán tỉnh Bến Tre;
Héi
kÕ to¸n vµ kiÓm to¸n viÖt nam (vaa)
héi TỤ-CHUY£N NGHIÖP-ph¸t triÓn
Tham luËn
Cña c¸c ®¹i biÓu t¹i
®¹i héi ®¹i biÓu toµn
quèc
NhiÖm kú v (2014 –
2019)
Hµ néi,
ngµy 26 th¸ng 4 n¨m 2014
HỘI KẾ TOÁN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI
VAA
TRONG NHIỆM KỲ 2014-2019
Phạm Công
Bình
Chủ tịch Hội Kế toán Hà Nội
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế
của cả nước; trong thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới nói chung,
kinh tế trong nước nói riêng gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự chỉ đạo xuyên
suốt của Chính phủ, của các bộ ngành Trung ương, sự chỉ đạo quyết liệt Thành
ủy, HĐND, UBND thành phố, sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của
các tổ chức, doanh nghiệp và người dân, các chỉ tiêu KT-XH thành phố đều hoàn
thành và vượt kế hoạch. Thành phố đã vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển
với tốc độ GDP hàng năm luôn đạt ở mức cao so với bình quân chung của cả nước.
Trên địa bàn thành phố, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế luôn sôi động và ngày càng phát triển, cùng với
hoạt động của các cơ quan hành chính sự
nghiệp trên địa bàn đã thể hiện nhu cầu lớn đối với việc cung cấp thông tin về
chính sách tài chính, chế độ kế toán. Điều đó chứng tỏ, việc tham gia là hội
viên của tổ chức như hội kế toán là nhu cầu chính đáng của những người làm công
tác kế toán, kiểm toán.
Hội Kế
toán Thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1727/QĐ-UB ngày
22/8/1994 của UBND thành phố Hà Nội. Trải qua 20 năm phát triển, đến nay Hội Kế
toán thành phố đã có 26 chi, phân hội với hơn 3.000 hội viên. Việc thành lập
mới các chi hội, phân hội đã phản ánh nguyện vọng của những người làm công tác
kế toán mong muốn được sinh hoạt trong một tổ chức để giao lưu, học hỏi, nâng
cao trình độ chuyên môn phục vụ công tác. Các hội viên của Hội Kế toán Thành
phố là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác tại các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Trong số các hội
viên, nữ chiếm tỷ lệ 80%; nhiều hội viên có trình độ học vấn cao như tiến sĩ,
thạc sĩ, đa số đều tốt nghiệp đại học và có nhiều kinh nghiệm trong công tác kế
toán.
Trong
những năm qua, hoạt động của Hội Kế toán Hà Nội thường xuyên nhận được sự quan
tâm, chỉ đạo của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam. Hội đã
có nhiều hoạt động thiết thực, đóng góp chung vào công tác chuyên môn của các
cơ quan, doanh nghiệp.
Đến dự Đại hội hôm nay, chúng tôi cũng xin thông tin về sự đóng góp của
Hội Kế toán Thành phố và các chi hội trực thuộc trong việc triển khai các chế
độ, chính sách, qui định của nhà nước trong lĩnh vực kế toán đã góp phần không
nhỏ vào việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động trong lĩnh vực tài chính- kế toán-
kiểm toán của Thành phố, giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, đơn vị sự
nghiệp hoạt động có hiệu quả, hạch toán minh bạch theo quy định của Nhà nước.
Nhằm đáp ứng chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, chúng tôi cho rằng, đã là một hội nghề nghiệp thì
phải có “sân chơi” cho hội viên gặp nhau thường xuyên để học hỏi, chia sẻ kinh
nghiệm, để từ đó làm tốt hơn công việc chuyên môn của mình, cho doanh nghiệp
mình và cho nền kinh tế xã hội nói chung.
Nhằm góp phần nâng
cao năng lực, lành mạnh tình hình tài chính tại từng cơ quan, tổ chức và doanh
nghiệp, qua đó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương,
chúng tôi xin đề nghị với Trung ương Hội một số giải pháp trong nhiệm kỳ
2014-2019 như sau:
1.
Trung ương Hội tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tôn chỉ, mục đích của Hội đến
những người làm công tác kế toán. Tuyên truyền về kết quả Đại hội đại biểu Hội
Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
nhiệm kỳ 2014-2019.
2.
Tiếp tục giới thiệu Tạp chí Kế toán-Kiểm toán (cơ quan ngôn luận của Trung ương
Hội) để các hội thành viên biết và tham gia viết bài về các vướng mắc cũng như
chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyên môn. Giới thiệu và quảng bá Câu lạc
bộ Kế toán trưởng toàn quốc để các hội viên biết, đăng ký tham gia, từ đó sẽ
giúp trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ.
3. Đề nghị Trung ương
Hội tham mưu với Bộ Tài chính và các cơ quan Trung ương đổi mới hệ thống kế
toán Việt Nam
trong thời gian tới. Quá trình đổi mới cấn hướng đến sự bổ sung, điều chỉnh hệ
thống chuẩn mực kế toán cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
4. Tăng cường công
tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hội viên và các đối tượng có nhu cầu.
Đẩy mạnh ứng công nghệ thông tin trong công tác kế toán tại các cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp để đơn giản hóa các công việc nghiệp vụ cho những người làm
công tác kế toán
5. Tạo điều
kiện, khuyến khích hội viên áp dụng các sáng kiến, công trình nghiên cứu khoa
học để phục vụ công tác chuyên môn. Nghiên cứu những chế độ, chính sách đang áp
dụng về lĩnh vực tài chính- kế toán- kiểm toán để tham mưu với các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
6.
Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, hệ thống hóa các văn bản, trao đổi về những
vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Ngân sách, Luật Thuế, Luật doanh
nghiệp, các chuẩn mực kế toán … nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho hội viên.
Tổ chức sinh hoạt, nghiên cứu thảo luận kỹ nội dung của cơ chế, chính sách về
kế toán nhằm phát huy vai trò phản biện, từ đó áp dụng thiết thực vào công tác
chuyên môn.
7.
Tăng cường tổ chức sinh hoạt dã ngoại, giao lưu giữa Ban Chấp hành Trung ương
Hội với các hội thành viên dưới nhiều hình thức phong phú và thiết thực. Đầu
mối tổ chức các buổi giao lưu và hoạt động phong trào giữa các Hội thành viên
tỉnh, thành trên cả nước.
NÂNG CAO UY THẾ CỦA HỘI KẾ TOÁN VÀ
KIỂM TOÁN VIỆT NAM – VẤN ĐỀ KHẢ THI
Hội Kế toán TP Hồ Chí Minh
Hội Kế toán và kiểm toán
Việt Nam (VAA) được thành lập từ năm 1994, tính đến Đại hội V (2014-2019) lần
này cũng đã tròn 20 năm tuổi. VAA phát triển từ một tổ chức xã hội nghề nghiệp
nay đã từng bước trở thành một Tổ chức nghề nghiệp của những người hành nghề kế
toán, kiểm toán Việt Nam, có sắp sỉ 10.000 hội viên đến từ các Hội hoạt động ở
các tỉnh, thành như Hà Nội, Hồ Chí Minh, cũng như ở các Bộ, Cơ quan ngang Bộ và
các hội thành viên khác như Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA), Chi hội hành
nghề kế toán (VICA) và Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc…
Nhìn lại quá trình phát
triển của nghề kế toán, kiểm toán ở Việt Nam, những mốc lịch sử quan trọng đáng
chú ý là lần đầu tiên 2 công ty dịch vụ kế toán và kiểm toán của Bộ Tài chính
là AASC và VACO được thành lập vào năm 1991 để phục vụ chính sách đổi mới kinh
tế và kêu gọi đầu tư nước ngoài. Kế đến,
từ những năm 1995 và sau này 6 công ty kiểm toán quốc tế (The Big Six) cũng đã
lần lượt có mặt tại thị trường Việt Nam để phục vụ các khách hàng truyền thống
của họ là những nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại
Việt Nam. Tuy vậy, mãi đến năm 2003, Luật Kế toán đầu tiên của Việt Nam mới được ban hành, tạo một hành lang pháp lý
cho hoạt động dịch vụ kế toán và kiểm toán đồng thời điều chỉnh hoạt động của
nghề kế toán ở Việt Nam. Nhắc lại những mốc lịch sử nghề nghiêp này để
cho thấy sự hiện diện của VAA đã kịp thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội và
phù hợp với chủ trương hội nhập kinh tế thế giới của Nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ.
20 năm đã trôi qua với
nhiều thành tựu đáng tự hào, VAA tuy đã tạo được một chỗ đứng quan trọng đối
với nghề kế toán ở Việt Nam nhưng do đã dành quá nhiều thời gian và công sức để
phát triển đội ngũ kế toán viên công chứng (certified public accountant) nên
thiếu quan tâm việc tập hợp đội ngũ là các kế toán viên quản trị (certified
management accountant), là những người làm kế toán ở các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau. Đây là
thành phần kinh tế có số lượng người kế toán đông đảo nhất, đủ điều kiện để tập
hợp một cách quy mô và bài bản để phát triển.
Nhìn sang các nước láng
giềng và các nước phát triển khác, nước nào cũng có Hội kế toán quản trị. Ở Anh, ngoài ACCA như chúng ta đều biết, còn có Hội kế toán viên quản trị quốc tế (CIMA),
một tổ chức nghề nghiệp kế toán mang tầm vóc quốc tế với số lượng hội viên lên
đến 218.000 người ở rải rác trên 177 quốc gia. Ở Mỹ, ngoài Hội kế toán viên
công chứng Mỹ (IACPA), còn có Hội kế toán viên quản trị Mỹ (IMA). Ở Úc, ngoài
Hội kế toán viên công chứng Úc (CPA Australia) cũng có Hội kế toán viên quản
trị Úc (CMA Australia).
Trước trào lưu phát triển
của bộ môn kế toán quản trị cũng như vai trò quan trọng của người kế toán
trưởng hay giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp ngày nay, nhất là sau những
vụ tai tiếng quốc tế của WordComp và Enron của những thập niên từ 2000 đến 2002
và trước phong trào toàn cầu hóa sau này. Giám đốc tài chính (CFO) hay kế toán
trưởng ngày nay không còn là người “đếm đậu” như trước đây mà phải là người
“trồng đậu”, phải cùng sát cánh với Giám đốc điều hành (CEO), cùng chiến đấu trên
các thương trường. Do vậy, việc hình thành Hội kế toán viên quản trị ở các nước
phát triển đã trở thành sân chơi của các vị giám đốc tài chính có nơi trao đổi
và chia sẻ kinh nghiệp nghề nghiệp.
Với mong muốn sau Đại hội
V lần này, VAA nên chăng hình thành ngay Ban vận động thành lập (Chi) Hội kế
toán quản trị Việt Nam để sớm tập hợp đội ngũ là kế toán trưởng của các doanh
nghiệp dân doanh, các giám đốc tài chính và kế toán trưởng của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào (Chi) Hội này, thì bản thân (Chi) Hội này sẽ
rất mạnh do tập hợp được nhiều trí tuệ của các thành phần và từ đó uy tín và
sức mạnh của VAA sẽ càng nâng cao. Theo
số liệu thống kê không chính thức, nếu 400.000 kế toán trưởng/ giám đốc tài
chính từ hơn 400.000 doanh nghiệp trên cả nước tập hợp dưới mái nhà là (Chi)
Hội Kế toán quản trị Việt Nam thì những người có chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán
trưởng do BTC cấp sẽ có nơi sinh hoạt định kỳ, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp
rất là quý báu.
Hơn nữa, (Chi) Hội Kế toán
quản trị Việt Nam sẽ giúp nâng cao năng lực chuyên môn về kế toán quản trị cho
cộng đồng kế toán trưởng/ giám đốc tài chính, nhờ đó sẽ góp phần thiết thực và
quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả kinh
doanh, đặc biệt là khắc phục các yếu kém về quản lý tài chính tại các doanh
nghiệp nhà nước mà báo chí thường đề cập đến. Trong báo cáo khảo sát tình hình
sử dụng kế toán quản trị ở Trung quốc vào năm 2010, IMA cho biết Cục Quản Lý
Vốn Nhà Nước thuộc Bộ Tài Chính Trung Quốc đã hợp tác với IMA trong việc dịch
chương trình đào tạo lấy chứng chỉ kế toán quản trị (CMA) sang tiếng Hoa, và
yêu cầu các lãnh đạo Kế Toán – Tài Chính các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc
học và thi chứng chỉ này. Việt Nam
có nhiều nét tương đồng với Trung Quốc, có lẽ chúng ta cũng nên tham khảo và
học hỏi để tránh bị lạc hậu.
VAA còn một thuận lợi bên
ngoài là bản thân IMA của Mỹ cũng đã nhiều lần vào Việt Nam tìm đối tác
để hợp tác. Tháng 6 năm 2011 Tiến sĩ Lawson, Phó Chủ tịch IMA đã vào Việt Nam
để cùng trường đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Khoa Quản lý công nghiệp, tiến
hành khảo sát công tác tổ chức kế toán toán quản trị ở vài doanh nghiệp và sau
đó cũng có tổ chức hội thảo tại trường.
Đến tháng 10 năm 2011 vị Phó Chủ tịch này quay lại Việt Nam để làm việc
với Hội Kế toán TP Hồ Chí Minh (HAA), và đã nói chuyện với hội viên trong buổi
sinh hoạt định kỳ hàng tháng của HAA. Sau đó, TS Lawson đã ra Hà Nội làm gặp
PGS TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch VAA, bày tỏ muốn tham dự các buổi họp của Câu
lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc. Mọi người đều biết IMA hiện nay có khoảng 65.000
hội viên có mặt tại hơn 120 quốc gia, tiền thân là Hội Kế toán giá thành (NACA
– National Association of Cost Accountants) được thành lập tại Mỹ vào năm 1919.
Tôi tin rằng nếu VAA thành
lập được (Chi) Hội kế toán quản trị sau Đại hội V, uy tín của VAA sẽ được nâng
cao, Hội Kế toán quản trị các nước như IMA (Mỹ), CIMA (Anh) sẽ vào Việt Nam để
hợp tác và hỗ trợ VAA phát triển các chuyên gia kế toán quản trị giống như ACCA
của Anh đã giúp đỡ VAA phát triển những người kế toán viên công chứng từ những
năm 2000 đến nay. Và như thế việc giao lưu giữa VAA và các tổ chức nghề nghiệp
kế toán quản trị ở các nước trong khu
vực cũng như toàn thế giới càng mở rộng, người kế toán Việt Nam có thêm
nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển.
Thành lập (Chi) Hội những
người làm Kế toán quản trị là đáp ứng kịp thời nhu cầu cần thiết của cộng đồng
kế toán Việt Nam, sẽ giúp VAA tập trung được nguồn lực lớn của hơn 400.000 người
làm kế toán trưởng/giám đốc tài chính, từ đó sẽ nâng cao vị thế của VAA phát
triển ngang tầm các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
CÂU LẠC BỘ KẾ TOÁN TRƯỞNG TOÀN QUỐC –
25 NĂM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN
PGS.TS Đặng Thái Hùng
Chủ nhiệm CLB
Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn
quốc (CLB), tổ chức tiền thân của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), được
thành lập năm 1989. Qua 25 năm hoạt động, CLB đã luôn củng cố, tăng cường lực
lượng, đổi mới phương thức hoạt động và không ngừng phát triển, trở thành Bộ
phận nòng cốt của VAA, cầu nối quan trọng giữa cơ quan quản lý Nhà nước và hoạt
động nghề nghiệp của những người làm nghề và hành nghề kế toán – kiểm toán của
cả nước.
CLB có nhiệm vụ:
TËp hîp ®éi ngò kÕ to¸n trưởng, kÕ to¸n viªn, kiÓm to¸n viªn hµnh
nghÒ, c¸c nhµ khoa häc kÕ to¸n cã n¨ng lùc nghiÖp vô, kh¶ n¨ng nghiªn
cøu vµ cã nhiÖt t×nh, nh»m gióp nhau båi dưỡng n©ng cao tr×nh ®é chuyªn m«n, gi÷ g×n phÈm chÊt, ®¹o
®øc nghÒ nghiÖp cña ngưêi kÕ to¸n vµ kiÓm to¸n; Tham gia
nghiªn cøu, phæ biÕn, trao ®æi th«ng tin khoa häc vÒ kÕ to¸n, kiÓm to¸n vµ c¸c
vÊn ®Ò kinh tÕ, tµi chÝnh; Tæng kÕt, trao ®æi, phæ biÕn kinh nghiÖm nghÒ nghiÖp
kÕ to¸n, kiÓm to¸n; §ãng gãp ý kiÕn vµo viÖc x©y dùng c¸c chÕ ®é, chÝnh s¸ch vµ
chuÈn mùc kÕ to¸n, kiÓm to¸n. Tham gia tÝch cùc c¸c ho¹t ®éng vÒ lÜnh vùc kÕ
to¸n, kiÓm to¸n cña ViÖt Nam, gãp phÇn cñng cè, t¨ng cường
c«ng t¸c qu¶n lý nÒn kinh tÕ cña ®Êt nước.
Qua 25 năm đổi mới và phát triển, có thể đánh giá những thành tựu quan
trọng của Câu lạc bộ là:
1-
Về xây dựng tổ chức CLB
Nhớ lại những ngày mới thành lập, tháng 6/1989 với 155 hội viên, được
sự quan tâm cổ vũ của đồng chí Hồ Tế, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính, lúc đó là
Thứ trưởng kiêm Chủ nhiệm CLB, qua nhiều năm hoạt động, nhiều thế hệ kế toán
trưởng, hội viên CLB đã trưởng thành và được bổ nhiệm giữ những cương vị lãnh
đạo quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà Nước, các Tập
đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp và đơn vị HCSN, thế hệ sau nối tiếp thế hệ
trước, đến nay CLB đã có trên 800 hội viên gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế toán trưởng, trưởng phó phòng TCKT,
trưởng ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề
trong các Doanh nghiệp và đơn vị HCSN trong cả nước.
Trải qua 25 năm hoạt động, CLB đã 5 lần đại hội, tổ chức 42 kỳ sinh
hoạt trải rộng trên nhiều địa phương trong cả nước, các đồng chí đã đảm nhận
nhiệm vụ Chủ nhiệm CLB: Ông Hồ Tế (nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính), Ông Đặng Văn
Thanh (nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT&NS
của Quốc Hội), Ông Bùi Văn Mai (nguyên Vụ trưởng Vụ CĐKT&KT-BTC), và hiện
nay là Ông Đặng Thái Hùng – Vụ trưởng Vụ CĐKT&KT-BTC.
Ban Chủ nhiệm đã thường xuyên
rà soát bổ sung hàng trăm hội viên mới là kế toán trưởng và
cán bộ quản lý đương chức ở các doanh
nghiệp và đơn vị Hành chính sự nghiệp trong các ngành và các địa phương.
2– Về đổi mới phương thức
hoạt động, nâng cao chất lượng sinh hoạt:
Đổi mới phương thức hoạt
động, nâng cao chất lượng sinh hoạt là vấn đề Ban chủ nhiệm thường xuyên quan
tâm, đặc biệt nhiệm kỳ V (2010 – 2014) đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương
thức điều hành từng kỳ sinh hoạt và tổ chức các hoạt động giao lưu cho hội
viên.
Thường trực BCN đã chuẩn bị
tốt nội dung và phương thức điều hành từng kỳ họp Ban chủ nhiệm và từng kỳ sinh
hoạt CLB. Tổ chức duy trì sinh hoạt Ban chủ nhiệm và sinh hoạt CLB trong
phạm vi toàn quốc mỗi năm hai lần, ngoài ra còn tổ chức một số lớp tập huấn,
hội thảo chuyên đề để cập nhật các chế độ, chính sách mới cho hội viên.
Đã tổ chức các kỳ sinh hoạt 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 tại Hà Nội,
Bến Tre, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đà Lạt (Lâm Đồng), TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn (Bình
Định)… với các chủ đề đa dạng:“ Chức danh
kế toán và kế toán trưởng trong kinh tế thị trường hội nhập”, “Kế toán trưởng
với công tác kiểm toán”, “Kế toán trưởng với các chính sách, chế độ mới”, “Vị
thế kế toán trưởng trong các loại hình doanh nghiệp và đơn vị HCSN”, “Các chính
sách mới vè Tài chính, Kế toán, Thuế và những vướng mắc trong thực tiễn cần
tháo gỡ”, “Kinh nghiệm thực tiễn của Kế toán trưởng và những vấn đề vướng mắc
cần tháo gỡ trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán”, “Đối thoại về
những cơ chế chính sách mới về tài chính, thuế , kế toán và kiểm toán”, “Thông
tin và đối thoại về những nội dung mới trong chính sách tài chính, thuế và kế
toán đối với Doanh nghiệp và đơn vị HCSN”,…
Phương thức điều hành các kỳ sinh hoạt được cải tiến theo hướng chuyển
mạnh sang cấp nhật thông tin chế độ chính sách mới và đối thoại giữa hội viên
với Lãnh đạo và chuyên gia các Cục, Vụ, Tổng cục của Bộ Tài chính về những vấn
đề bất cập, vướng mắc trong thực tiễn và kiến nghị những vấn đề các cơ quan Nhà
nước cần nghiên cứu sửa đổi bố sung.
Nhiều vướng mắc và kiến nghị của hội viên đã được các cơ quan của Bộ
Tài chính giải đáp và ghi nhận để báo Bộ sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chế độ,
chính sách. Đồng thời sau mỗi kỳ sinh hoạt, thường trực Ban Chủ nhiệm CLB cũng
đã tập hợp báo cáo kết quả kỳ sinh hoạt và các kiến nghị của Hội viên cho Bộ
Tài chính và VAA.
Các kỳ sinh hoat đã thu hút được đông đảo hội viên tham gia, phổ biến
có từ trên 200 đến trên 300 hội viên, kỳ ít nhất là trên 150 hội viên. Chủ đề
các kỳ sinh hoạt đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, đơn vị HCSN
và đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Tài chính và Lãnh đạo tỉnh thành phố
sở tại và các cơ quan ban ngành của địa phương nơi Câu lạc bộ sinh hoạt. Nhiều
kỳ sinh hoạt đã được Lãnh đạo Bộ Tài chính và Lãnh đạo Tỉnh đến dự và phát biểu
đánh giá cao về vai trò và kết quả hoạt động của Câu lạc bộ.
Thực hiện chủ trương vinh danh danh hiệu “Sổ Vàng” cho kế toán trưởng
mẫu mực (Quyết định số 28/HKT-VP ngày 24/02/2010 và Quyết định số 30/HKT-VP
ngày 05/03/2012 của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam), Câu lạc bộ đã đề nghị
Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam tổ chức xét
và vinh danh danh hiệu “Sổ Vàng” cho kế toán trưởng mẫu mực 4 lần, với
tổng số 59 kế toán trưởng thuộc các ngành trong cả nước được vinh danh trong
các năm 2010 đến 2013. Việc tổ chức xét vinh danh kế toán trưởng đã được thực
hiện chặt chẽ, đúng đối tượng tiêu chuẩn, có tác dụng thúc đẩy đội ngũ kế toán
và kế toán trưởng thi đua phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế
toán, chấp hành tốt chính sách, pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán và kiểm
toán.
3- Tăng cường phát triển thêm
các Chi Hội:
Đã quyết định thành lập Chi Hội CLB KTT Liên doanh Việt – Nga
Vietsovpetro gồm 17 hội viên là Chánh kế toán và phó Chánh kế toán của XN Liên
doanh và các đơn vị thành viên của XNLD Việt – Nga Vietsovpetro.
4- Tăng cường quản lý Hội viên:
Đã thực hiện chủ trương đổi thẻ Hội viên, cho các hội viên CLB và cấp
thẻ hội viên cho các hội viên mới gia nhập CLB. Việc đổi thẻ hội viên sẽ được
tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Thông qua việc tổ chức các kỳ sinh
hoạt, CLB đã tạo điều kiện để các hội viên trao đổi thẳng thắn về các vướng mắc
trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật, những mâu thuẫn
trong các văn bản quy định, hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước, những bất cập
về cơ chế, chính sách cần tháo gỡ,… đã thu hút được rất nhiều ý kiến đối
thoại trong hội nghị. Từ những kết quả trên, nhiều đại biểu đã đánh giá CLB là
nơi truyền tải và tiếp thu có hiệu quả những chế độ chính sách mới và những vấn
đề thực tiễn đặt ra cho các cơ quan soạn thảo chế độ, chính sách nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện.
Phát huy những kết quả đạt được, Câu lạc bộ sẽ tiếp tục đổi mới và
tăng cường hoạt động, là nơi giao
lưu nghề nghiệp, giúp nhau bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm công tác, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người làm nghề kế toán, góp phần
vào công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, thực hành tiết kiệm, công
khai, minh bạch hệ thống tài chính cũng như các hoạt động kinh tế – xã hội của
nước nhà, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, thực hiện thắng
lợi các mục tiêu của chiến lược kế toán kiểm toán và chiến lược phát triển kinh
tế – xã hội của Đảng và Nhà nước.
Các bài học thành công của CLBKTTTQ là
1- Lãnh đạo chủ chôt của
CLB và các thành viên Ban chủ nhiệm CLB phải có nhiệt tình, trách nhiệm, thường
xuyên quan tâm và ủng hộ cho hoạt động của CLB
2- Nội dung chương trình
mỗi kỳ sinh hoạt phải được chẩn bị chu đáo, nhằm đạt mục tiêu về chuyên môn là:
phục vụ thiết thực cho hội viên và đơn vị, bổ sung được kiến thức và kinh
nghiệm cho hội viên, giải đáp được những vướng mắc và bức xúc của hội viên; về
tinh thần là: tạo điều kiện cho hội viên được thưởng ngoạn những phong cảnh hữu
tình, những vùng đất mới của đất nước, và với phong cách thư giãn, tình cảm cởi
mở, phóng khoáng.
3- Tranh thủ sự quan tâm
ủng hộ của Lãnh đạo Bộ và các Vụ của Bộ Tài chính, của Lãnh đạo Tỉnh và các Ban
ngành của địa phương nơi CLB sinh hoạt, của Lãnh đạo Hội Kế toán và Kiểm toán
Việt Nam, và đặc biệt là sự quan tâm tài trợ của các Doanh nghiệp và các hội
viên của CLB
Với những thành tích trên,
CLBKTTTQ đã được các cơ quan: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Liên hiệp các
Hội KH&KTVN, Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam khen thưởng ./.
PHÂN HỘI KẾ TOÁN CÔNG THƯƠNG-
NHỮNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU VÀ
BÀI HỌC THÀNH CÔNG
Bùi
Thị Tuệ
Phó chủ tịch Phân hội KT Công Thương
Phân hội Kế toán Công
Thương được thành lập ngày ngày 28-01-2008 trên cơ sở hợp nhất Phân hội kế
toán Công nghiệp và Phân hội kế toán Thương mại theo quyết định của Hội Kế toán
và Kiểm toán Việt Nam.
Phân hội có nhiệm vụ:
1. Tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên giúp
đỡ nhau nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài chính, ké
toán và kiểm toán;
1. TËp hîp, ®oµn kÕt, ®éng viªn héi viªn gióp ®ì nhau n©ng
cao n¨ng lùc c«ng t¸c, tr×nh ®é chuyªn m«n, nghiÖp vô tµi chÝnh, kÕ to¸n vµ
kiÓm to¸n; giữ gìn phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp phục vụ ngày càng tốt
hơn yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của ngành.
2. Tham gia với các cơ quan
chức năng nhà nước trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật
về tài chính, kế toán, kiểm toán và hướng dẫn các chính sách, chế độ kế toán,
kiểm toán.
3. Tư vấn, chia sẻ kinh
nghiệm thực tiễn giữa các đơn vị và hội viên về những vấn đề có liên quan đến
lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán.
4. Tổ chức thông tin, cập
nhật kiến thức mới về tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế cho hội
viên
5. Thực hiện vai trò là thành viên của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam
(VAA).
6.
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Những năm qua nền kinh tế nước ta gặp
nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, mất khả năng thanh toán, phải
đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động. Trước tình hình đó Chính phủ đã có nhiều
giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là cơ
cấu lại doanh nghiệp Nhà nước và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Lĩnh
vực Tài chính, Ngân hàng cũng bộc lộ nhiều vấn đề nổi cộm (nợ xấu, đầu tư dàn
trải, đầu tư ngoài ngành SXKD chính…); lĩnh vực kế toán, kiểm toán cũng đang
trong quá trình hoàn thiện, bổ sung các quy định của pháp luật ; lĩnh vực chính
sách Thuế thì sửa đổi bổ sung thường xuyên. Trong điều kiện đó Phân Hội đã cố
gắng duy trì các hoạt động, giữ mối liên hệ với hội viên, nhằm động viên, chia
sẻ và hỗ trợ trong điều kiện có thể. Sau đây là kết quả các hoạt động của Phân
hội trong nhiệm kỳ 2009-2014.
1. Về công tác xây dựng và phát triển phân
hội
–
Tổng số hội viên hiện có 382, tăng 81 hội viên so với đầu nhiệm kỳ
–
Về tổ chức của Phân hội: Thực hiện điều lệ của VAA, BCH Phân Hội được Đại hội
nhiệm kỳ 1 (2009-2014) bầu 31 đồng chí, đến nay có 8 đ/c đã trở thành cán bộ
lãnh đạo, 3 đ/c nghỉ Hưu, để đảm bảo hoạt động của Phân hội, BCH đã thường
xuyên được củng cố, kiện toàn. Tại kỳ họp thứ 5,thứ 7 của BCH (ngày 13-1-2012
và ngày 6-7-2013), theo đề nghị của các thành viên BCH và thường trực Phân hội,
BCH đã quyết định bổ sung 6 đ/c vào BCH và cho một số đ/c cán bộ lãnh đạo không
có điều kiện tiếp tục tham gia nghỉ công tác BCH. Do vậy đến cuối nhiệm kỳ BCH
có 35 đông chí. Nhìn chung các đ/c tham gia BCH dù bân rộn công việc nhưng vẫn
nhiệt tình tham gia công tác của phân hội và hoàn thành nhiệm vụ được BCH phân
công.
–
Ban chấp hành và Ban thường vụ Phân hội duy trì thường xuyên nền nếp sinh hoạt,
kiểm điểm thực hiện chương trình công tác và đưa ra kế hoạch hoạt động định kỳ
6 tháng và năm. Bộ phận thường trực gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký
và 2 nhân viên kiêm nhiệm giúp việc duy trì hoạt động có nền nếp tốt.
2. Về tổ chức các các hoạt động của Phân
hội
–
Hàng năm Phân hội đã tổ chức các lớp tập huấn chế độ chính sách mới về dự toán
và quyết toán Ngân sách, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, và các chính
sách thuế mới cho Kế toán trưởng và cán bộ kế toán các Doanh nghiệp và đơn vị
HCSN ngành Công Thương. Các lớp đã thu hút hàng ngàn lượt người tham dự. Ngoài
hội viên, nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp và đơn vị Hành chính sự
nghiệp đã tham dự và đánh giá cao các lớp tập huấn và cập nhật kiến thức của
Phân hội tổ chức. Tại mỗi lớp các giảng viên đã giới thiệu và trả lời hàng trăm
câu hỏi của các đơn vị, qua đó giúp cho hội viên có thêm kinh nghiệm giải quyết
các vấn đề vướng mắc về chế độ, chính sách trong thực tiễn tại đơn vị.
–
Việc tổ chức mỗi lớp tập huấn cập nhật được thường trực chuẩn bị chu đáo về nội
dung, chương trình, mời giảng viên có trình độ, kiến thức, và kinh nghiệm thực
tiễn sâu rộng giảng dạy.
–
Ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn trong nước, Phân hội đã tổ chức một số đoàn
nghiên cứu, học tập và khảo sát kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của Hội kế
toán các nước (Hồng Kông, Thái Lan, Malaixia, Singapore…). Qua đó đã có điều
kiện học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý, kiểm soát chất lượng kế toán kiểm toán,
đạo đức nghề nghiệp, hội nhập các chuẩn
mực kế toán và kiểm toán quốc tế của các quốc gia trên.
–
Đã vận động hội viên của Phân hội tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ Kế toán trưởng
toàn quốc (CLBKTTTQ). Tại các kỳ sinh hoạt CLB nhiều hội viên của Phân hội đã
có tham luận, hội thảo, đối thoại với các cơ quan nhà nước và hội viên tại hội
nghị. Nhiều ý kiến tham luận, đề xuất của hội viên đã được hội nghị đánh giá
cao và được đại diện cơ quan nhà nước tiếp thu để nghiên cứu bổ sung hoàn thiện
chế độ chính sách.
–
Thực hiên chủ trương vinh danh danh hiệu “sổ vàng” cho Kế toán truỏng mẫu mực
của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Tại các kỳ sinh hoạt CLBKTTTQ, 37 Kế
toán trưởng thuộc ngành Công Thương đã được vinh danh, chiếm 62% tổng số Kế
toán trưởng được vinh danh trong cả nước, đó là niềm vinh dự và tự hào của lực
lượng làm công tác tài chính kế toán ngành Công Thương của Phân hội .
– Thu thập ý kiến, nguyện vọng của hội viên
để tổng hợp trao đổi với cơ quan
liên quan, giải đáp về chuyên
môn nghiệp vụ cho hội viên và kiến nghị các cơ quan
Nhà nước sửa đổi chế độ chính
sach, xem xét giải quyết thỏa đáng các vấn đề thanh
tra, kiểm tra, bảo vệ quyền lợi
chính đáng cho hội viên. Ngoài ra Phân hội còn tham
gia vào các văn bản dự thảo về
chế độ, chính sách, pháp luật khác.
– Thu thập ý kiến, nguyện vọng của hội viên
để tổng hợp trao đổi với cơ quan liên quan và giải đáp về chuyên môn nghiệp vụ
cho hội viên. Đặc biệt là Phân hội đã phối hợp với Câu lạc bộ kế toán trưởng
toàn quốc trình VAA kiến nghị bằng văn bản với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế,
Cục Thuế TP HCM xem xét lại quyết định xử phạt về kê khai giảm thuế thu nhập DN
của Công ty CP Nước Giải khát Chương Dương (và hàng trăm doang nghiệp tương tự)
do niêm yết chứng khoán trong thòi gian 2004-2006 để bảo vệ quyền lợi chính
đáng của doanh nghiệp và hội viên. Kiến nghị trên đã được Bộ Tài chính xem xét
báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết. Ngoài ra Phân hội còn tham gia vào các
văn bản dự thảo về chế độ, chính sách, pháp luật khác (luật kế toán, luật kiểm
toán độc lập…)
3. Về hoạt động của Thường trực Phân hội
– Thường trực Phân Hội đã duy trì tốt mối
quan hệ và hợp tác chặt chẽ với Vụ Tài
Chính – Bộ Công thương và tranh thủ sự lãnh đạo và ủng hộ của Lãnh đạo Bộ Công
thương, tranh thủ sự ủng hộ của Lãnh đạo các đơn vị có hội viên, thông qua các
hoạt động nhằm phục vụ tốt cho đơn vị.
– Thực hiện Nghị quyết của BCH, Thường
trực Phân Hội đã thực hiện thu hội phí hàng năm và nộp niên niễm cho VAA đày
đủ.
– Phân hội duy trì chế độ báo cáo tài
chính 6 tháng và năm. Ban kiểm tra Phân hội đã tiến hành kiểm tra báo cáo tài
chính hàng năm
Bài học thành công của Phân hội là:
1- Lãnh đạo phân hội (Chủ tịch, Phó CT kiêm tổng
thư ký) phải nhiệt tình, có trách nhiệm, quan tâm đến hoạt động của Phân hội,
của BCH
2- Có người thường trực chuyên trách công
tác của Phân hội
3- Duy trì sinh hoạt định kỳ của BCH, Ban
kiểm tra. Thường xuyên kiện toàn bổ sung tăng cường BCH trong suốt nhiệm kỳ
4- Các hoạt động của Phân hội phải thiết thực
phục vụ hội viên, phục vụ đon vị có hội viên tham gia phân hội, bảo vệ quyền
lợi chính đáng của đơn vị và của hội viên
5- Tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác của Lãnh
đạo Bộ Công thương, của lãnh đạo và chuyên viên Vụ Tài chính của Bộ
Với những thành tích trên, Phân hội và
nhiều hội viên đã được các cấp: Liên hiệp các Hội KH&KT VN, Hội Kế toán và
Kiểm toán Việt Nam
khen thưởng.
BAN QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN,
CƠ QUAN CHỨC NĂNG CHUYÊN NGHIỆP
CỦA HỘI KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Phạm Công Tham
Trưởng
Ban QLHNKT
Ban quản lý hành nghề Kế toán (BQLHN)
được thành lập ngày 27-07-2007, là cơ quan chức năng chuyên nghiệp của Hội Kế
toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), có trụ sở tại số 192 đường Giải phóng, quận
Thanh Xuân, Hà Nội. Ban có 3 cán bộ, gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 1 nhân
viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: 3/3 tốt nghiệp đại học kinh tế trong đó
có 1 thạc sỹ kế toán; 2/3 là Đảng viên CSVN;
Ban có chức năng, nhiệm vụ: Quản lý hành
nghề kế toán (Gồm: Đăng ký hành nghề, cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành
nghề, kiểm soát chất lượng dịch vụ và đạo đức nghề nghiệp kế toán của người
hành nghề)
Trong
những năm qua, Ban QLHN đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1. Công tác quản lý đăng ký hành
nghề: Dưới sự
chỉ đạo của VAA, Ban QLHN đã có nhiều biện pháp: hướng dẫn hỗ trợ các đơn vị
dịch vụ; tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng dịch vụ; có nhiều kiến nghị
với các cơ quan chức năng Nhà nước trung ương và địa phương trong việc phối hợp
quản lý lực lượng hành nghề và bảo vệ lợi ích hợp pháp của lực lượng hành nghề
kế toán; đấu tranh nhằm giảm thiểu sự cạnh tranh không lành mạnh của thị trường
dịch vụ, do vậy trong những năm qua lực lượng hành nghề dịch vụ kế toán chuyên
nghiệp đăng ký hành nghề kế toán tại VAA đã không ngừng phát triển với tôc độ
bình quân trên 30-40%/năm.
Cụ thể:
Năm |
Số lượng DN đăng |
Số KTV hành nghề |
||
Số DN |
Tỷ lệ % so với năm liền trước |
Số KTV |
Tỷ lệ % |
|
2009 |
26 |
144,44 |
61 |
132,61 |
2010 |
37 |
142,31 |
91 |
149,18 |
2011 |
44 |
120% |
101 |
111%0 |
2012 2013 |
59 82 |
134% 139% |
142 190 |
139,6% 134,0% |
2. Về cập nhật kiến thức: Đã tổ chức 57 lớp cập nhật kiến thức và hội
thảo, với khoảng 3.139 lượt người tham dự, năm 2013 tăng hơn 6 lần so với 2009
3. Về
quản lý chất lượng dịch vụ kế toán:
–
Đã xây dựng hướng dẫn hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán
trình VAA ban hành, làm cơ sở cho các đơn vị dịch vụ kế toán tăng cường công
tác quản trị doanh nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách
hàng.
– Đã xây dựng và trình VAA ban hành
Quy chế đánh giá chấm điểm và phân loại chất lượng dịch vụ kế toán để áp dụng
cho các đơn vị dịch vụ kế toán
–
Đã kiểm tra 59 đơn vị dịch vụ kế toán, qua kiểm tra đã giúp các đơn vị nâng cao
chất lượng dịch vụ, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp và kiểm soát chất
lượng dịch vụ, kiểm soát thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, nâng
cao uy tín với khách hàng
4.
Thực hiện các nhiệm vụ khác:
– Đã thành lập Chi hội kế
toán hành nghề VN. Đã ban hành trên 20 văn bản (Quyết định, Quy chế, Kế hoach
hoạt động) điều chỉnh hoạt động của Chi hội và hội viên. Đã thiết kế bộ nhận
diện thương hiệu của Chi hội (VICA), và vận hành trang website:
www.vica.org.vn. Đã kiện toàn tổ chức của VICA gồm 2 Văn phòng (Văn phòng VICA
HN, Văn phòng VICA HCM) và 4 ban chuyên
trách (Ban Đào tạo, Ban Nghiên cứu Pháp luật và Tư vấn, Ban Kiểm tra soát xét
Chất lượng hành nghề, Ban Đối ngoại)
– Tham gia ban soạn thảo
Chuẩn mực kế toán với Bộ Tài chính và chủ trì soạn thảo 1 Chuẩn mực kế toán;
– Tham gia thông tư sửa
đổi Chế độ kế toán DN (Quyết định 15/2006/QĐ- BTC);
– Tham gia ý kiến về sửa
đổi, bổ sung các luật Kế toán, Kiểm toán, luật Ngân sách Nhà nước và nhiều chế
độ chính sách khác;
– Tham gia tích cực các
công việc khác của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam và Liên hiệp Hội.
Các bài học thành công của Ban QLHN kế
toán:
– Xây dựng và ban hành kịp
thời các văn bản hướng dẫn quản lý và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, quy
chế đánh giá chấm điểm và phân loại chất lượng dịch vụ, quy trình dịch vụ, mẫu
các văn bản sử dụng trong hợp đồng dịch vụ, giúp các đơn vị dịch vụ kế toán non
trẻ nhanh chóng quản trị tốt doanh nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ của
mình, các
– Điều hành kiên quyết, có
biện pháp quản lý cụ thể và hiệu quả, như lập kế hoạch công việc đều xin ý kiến
các công ty, thông báo kịp thời cho các đơn vị các kế hoạch triển khai công
việc trong năm và từng thời kỳ;
– Thường xuyên tăng cường
công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc. Theo dõi chặt chẽ và xử lý kịp thời các
vướng mắc thuộc thẩm quyền, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đơn vị;
– Tận dụng được trang bị
công nghệ thông tin thông qua trang website của VICA để truyền tải thông tin
kịp thời đến từng cá nhân, đơn vị.
Với những thành tích trên, Ban QLHNKT đã
được các cấp khen thưởng nhiều năm liên tục (Bộ Tài chính, Liên hiệp các Hội
KH&KHVN, Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam)
Héi
kÕ to¸n vµ kiÓm to¸n viÖt nam (vaa)
héi TỤ-CHUY£N NGHIÖP-ph¸t triÓn
Danh s¸ch
®¹i biÓu
Tham dù ®¹i héi toµn quèc
NhiÖm
kú V (2014 – 2019)
Hµ néi,
ngµy 26 th¸ng 4 n¨m 2014
THÀNH PHẦN |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
MỜI THAM DỰ ĐẠI
|